Ebook Các cuộc chiến tranh tiền tệ pdf – James Rickards
Tải 102+ Ebook tại chungkhoanphatloc.com/ebook
Ebook Các cuộc chiến tranh tiền tệ pdf – James Rickards
Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách.
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản
Cuộc chiến tranh tiền tệ được định nghĩa là cuộc chiến do một quốc gia khởi xướng bằng cách hạ thấp giá trị đồng tiền của chính quốc gia đó. Hành động này tạo ra những kết cục tàn phá và đáng sợ nhất với hệ thống kinh tế thế giới. Hệ lụy kinh tế đi kèm với chiến tranh tiền tệ là tăng trưởng đình trệ, lạm phát, các biện pháp khắc khổ và hoảng loạn tài chính.
Kinh tế thế giới đã chứng kiến cuộc chiến tiện tệ trong giai đoạn 1921-1936 và 1967-1987. Và theo tác giả, thế giới đang đứng trước một cuộc chiến tranh tiền tệ mới khởi đầu từ năm 2010, chưa có thời điểm kết thúc cụ thể.
Trong quyển sách này, tác giả cung cấp sơ lược nhưng đầy đủ về hai cuộc chiến tranh tiền tệ trong lịch sử, cùng với lý thuyết hữu ích về tài chính và tiền tệ, từ đó tác giả liên hệ với tình hình hiện tại của sự giằng co giữa các đồng tiền mạnh trên thế giới.
Mặc dù hệ quả của cuộc chiến tranh tiền tệ mới chưa chắc chắn, nhưng theo tác giả sẽ có những kịch bản xấu nhất thì hầu như không tránh khỏi nếu Mỹ và các nhà lãnh đạo trên thế giới không chịu học sai lầm từ những người đi trước.
Tác giả đã khéo léo lồng ghép những sự kiện, từ quá khứ đến hiện tại, từ lý thuyết đến thực tiễn, khiến cho quyển sách là tài liệu thú vị và nhiều thông tin cho những người quan tâm đến lĩnh vực vô cùng quan trọng này.
Điểm khác của quyển sách này với quyển Chiến tranh tiền tệ đã từng xuất bản ở Việt Nam do tác giả người Trung Quốc viết là cuốn sách này tập trung nhiều vào những sự kiện và phân tích tình hình hiện đại của thế giới tài chính.
***
Lộ trình của đồng đô-la là không bền vững và do đó đồng đô-la sẽ không ổn định lâu dài. Sau cùng thì đồng đô-la hoặc sẽ tham gia vào một tập hợp các loại tiền tệ dự trữ, hoặc lệ thuộc vào SDR, hoặc được củng cố bởi vàng hoặc sa sút trong tình trạng hỗn loạn – khả năng khôi phục hoặc bị xóa sổ sau tình hình hỗn loạn đều có thể xảy ra.
Trong 4 khả năng như trên, việc sử dụng nhiều loại tiền tệ dự trữ là khó có thể xảy ra nhất, bởi vì phương pháp này không giải quyết được vấn đề nợ và thâm hụt, nó chỉ đơn thuần là dịch chuyển khó khăn từ quốc gia này sang quốc gia khác theo lộ trình tiếp diễn của các cuộc chiến tranh tiền tệ dạng cổ điển.
Giải pháp đồng SDR hiện đang được một số nhân vật trong giới tinh hoa toàn cầu đề xuất – họ thuộc nhóm các Bộ trưởng Tài chính G20 và các nhà quản lý của IMF, nhưng xét tới mức độ SDR đơn thuần chỉ là tiền tệ quốc tế thay thế cho các loại tiền tệ khác thì giải pháp này vẫn có rủi ro: bản thân SDR bị chối bỏ và sớm muộn cũng có bất ổn.
Sự trở lại chế độ Bản vị vàng sau khi được nghiên cứu kỹ và triển khai một cách chuyên nghiệp có thể mang đến cơ hội ổn định tốt nhất, nhưng giải pháp này lại không được giới học thuật đánh giá cao vì trong các cuộc tranh luận hiện nay thì người ta không coi đây là điều khả thi. Như vậy khả năng xảy ra tình trạng hỗn loạn là rất cao.
Tuy nhiên, ngay trong tình trạng hỗn loạn thì vẫn còn cơ hội thứ hai để quay lại với vàng, bất chấp sự trở lại này diễn ra theo một cách thức bất ngờ và chưa được nghiên cứu. Sau cùng thì vẫn là sự hỗn loạn, rồi mọi chuyện càng tệ hơn.
Sự sụp đổ của đồng đô-la có lẽ là thảm họa lớn cho chính đồng tiền này hoặc cũng có thể là một sự kiện trong quá trình sụp đổ của cả một nền văn minh lớn hơn. Sự sụp đổ có thể chỉ là bằng chứng cho việc phản ứng lại tình trạng dư thừa tiền giấy quá mức, hoặc có thể là một cột mốc trên lộ trình dẫn đến sự hỗn loạn. Tất cả các khả năng đều có thể xảy ra, tuy nhiên ta vẫn có thể tránh được.
Một chiều chủ nhật yên ả ngày 15 tháng Tám năm 1971, Tổng thống Richard Nixon đã xuất hiện trên chương trình truyền hình phổ biến nhất Hoa Kỳ, công bố chính sách kinh tế mới của ông. Chính phủ đang áp đặt các biện pháp kiểm soát giá cả trên toàn nước Mỹ, áp thuế nhập khẩu cao và cấm dùng đô-la để mua vàng.
Đất nước đang trong cơn khủng hoảng, hậu quả từ một cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra khiến cho niềm tin vào đồng đô-la Mỹ bị đổ vỡ, và Tổng thống đã quyết định rằng các biện pháp cực đoan là cần thiết.
Hiện nay chúng ta cũng đang có một cuộc chiến tranh tiền tệ mới, và một cuộc khủng hoảng niềm tin vào đồng đô-la cũng đang diễn ra. Lần này các hậu quả sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với thời Nixon. Tiến trình toàn cầu hóa, các công cụ phái sinh và đòn bẩy được sử dụng hơn bốn mươi năm qua đã tạo nên sự hỗn loạn tài chính và nó còn lan tràn khắp nơi, không thể ngăn chặn nổi.
Cuộc khủng hoảng mới sẽ có thể khởi nguồn từ các thị trường tiền tệ và lây lan nhanh chóng sang các thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường hàng hóa. Khi đồng đô-la sụp đổ, các thị trường được định giá bằng đồng tiền này cũng sẽ sụp đổ theo. Sự hỗn loạn sẽ nhanh chóng lan tràn khắp thế giới.
Kết quả là, một vị Tổng thống Hoa Kỳ, có thể là ông Obama, sẽ lại xuất hiện trên sóng phát thanh truyền hình và trên không gian mạng để thông báo một kế hoạch can thiệp triệt để nhằm giải cứu đồng đôla không để nó sụp đổ hoàn toàn, kêu gọi sự tham gia của các cơ quan quyền lực nhà nước. Kế hoạch mới này có thể liên quan đến việc quay lại chế độ Bản vị vàng.
Nếu vàng được sử dụng, giá vàng sẽ được đẩy cao hơn rất nhiều nhằm hỗ trợ khối lượng cung tiền khổng lồ với số lượng cố định của lượng vàng khả dụng. Những người Mỹ đã đầu tư vào vàng sẽ phải đối mặt với mức thuế 90% đánh vào “các khoản lợi nhuận mới từ trên trời rơi xuống”, thuế này được áp dưới danh nghĩa là sự công bằng.
Vàng của châu Âu và Nhật Bản hiện nay được cất giữ tại New York sẽ có thể được quốc hữu hóa và chuyển đổi để phục vụ cho Chính sách đô-la mới. Không nghi ngờ gì nữa, người châu Âu và Nhật Bản sẽ được nhận các tờ biên nhận số lượng vàng trước đây của họ, có thể chuyển đổi thành tiền đô-la mới theo một mức giá cao hơn.
Theo cách chọn lựa khác, Tổng thống có thể tránh không quay lại với vàng mà sử dụng một loạt các hoạt động kiểm soát vốn cùng với sự sáng tạo ra một đồng tiền toàn cầu từ IMF nhằm khôi phục thanh khoản và ổn định tình hình.
Vụ giải cứu trên quy mô toàn cầu này của IMF sẽ không dùng đồng đô-la cũ – loại tiền không thể chuyển đổi được – mà phải là một loại tiền toàn cầu mới được phát hành, gọi là đồng SDR. Cuộc sống sẽ tiếp diễn, nhưng hệ thống tiền tệ quốc tế sẽ không bao giờ giống như trước kia.
Đây không phải là sự tiên đoán quá lời. Điều này đã từng lặp đi lặp lại trong quá khứ: các loại tiền giấy sụp đổ, tài sản bị đóng băng, vàng bị sung công và hoạt động kiểm soát vốn được áp đặt.
Hoa Kỳ không được “miễn dịch” với các động thái này; thực ra nước Mỹ đã từng biện hộ nhiều cho việc giảm giá đồng đô-la từ thập niên 1770 đến thập niên 1970, thông qua giai đoạn Cách mạng, thời Nội chiến, Đại khủng hoảng và siêu lạm phát thời chính quyền Carter.
Việc đồng tiền không sụp đổ trong một thế hệ chỉ mang hàm ý rằng sẽ có sụp đổ trong tương lai. Đây không phải là vấn đề dự đoán – hiện đã có đủ các điều kiện tiên quyết.
Ngày nay, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Ben Bernanke, đang chơi một canh bạc lớn nhất trong lịch sử tài chính. Bắt đầu từ năm 2007, Fed đã tranh đấu không để suy sụp nền kinh tế bằng cách cắt giảm các mức lãi suất ngắn hạn và cho vay tự do. Cuối cùng, các mức lãi suất về zero, và Fed dường như đã “hết đạn”.
Sau đó, trong năm 2008, Fed đã tìm thấy một “viên đạn mới”: nới lỏng định lượng (quantitative easing). Trong khi Fed mô tả chương trình này là sự nới lỏng các điều kiện tài chính thông qua việc hạ thấp các mức lãi suất dài hạn, thì về bản chất đây chỉ là chương trình in tiền để thúc đẩy tăng trưởng.
Fed đang cố gắng để thổi phồng giá tài sản, giá hàng hóa và giá tiêu dùng nhằm bù đắp sự giảm phát tự nhiên và kéo theo sau là đổ vỡ. Tổ chức này, xét về căn bản, đang chơi kéo co với nạn giảm phát, mà giảm phát thường đi kèm với suy thoái.
Giống như trong trò kéo co điển hình, mới đầu sẽ chưa có gì xảy ra. Hai đội cân bằng với nhau và ghìm nhau bất động một lúc, chỉ có sợi dây là rất căng. Cuối cùng, một bên sẽ sụp đổ, và phía bên kia sẽ kéo những kẻ thua cuộc qua vạch ngang để tuyên bố chiến thắng. Đây là bản chất canh bạc của Fed. Phải gây ra lạm phát trước khi giảm phát chiếm ưu thế, phải giành chiến thắng trong trò kéo co này.
Trong trò kéo co, sợi dây là kênh dẫn để bên này truyền áp lực cho bên kia. Cuốn sách này muốn trình bày về sợi dây. Trong cuộc thi kéo co giữa lạm phát và giảm phát, sợi dây là đồng đô-la. Đồng đô-la chịu tất cả các sức căng của các lực lượng đối lập nhau và lan tỏa áp lực ra toàn thế giới.
Giá trị của đồng đô-la là cách để biết ai là người thắng. Thực chất trò kéo co này là cuộc chiến tranh tiền tệ, là cuộc tấn công vào giá trị của mỗi cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa trên thế giới.
Trong viễn cảnh tốt nhất mà Fed có thể có, giá trị tài sản sẽ được củng cố, các ngân hàng khỏe mạnh hơn, nợ công tan biến và dường như không còn bị người ta quan tâm để ý đến nữa. Nhưng khi in thêm tiền với quy mô chưa từng có, Bernanke đã trở thành một Pangloss của thế kỷ 21, hy vọng điều tốt đẹp nhất và không chuẩn bị kỹ cho điều tồi tệ nhất.
Có một mối nguy thực sự: việc Fed in tiền có thể bất ngờ dẫn đến siêu lạm phát. Ngay cả khi lạm phát không ảnh hưởng đến giá tiêu dùng, nó vẫn có thể thể hiện rõ thông qua giá tài sản dẫn đến bong bóng cổ phiếu, hàng hóa, đất đai và các loại tài sản hữu hình khác – các dạng bong bóng này dễ bị nổ tung giống như bong bóng cổ phiếu công nghệ vào năm 2000 hoặc bong bóng nhà ở năm 2007.
Fed tuyên bố rằng họ đã có các công cụ cần thiết để ngăn chặn hậu quả, nhưng những công cụ đó chưa bao giờ được thử nghiệm trong những bối cảnh và trong quy mô lớn như trên. Các biện pháp khắc phục hậu quả của Fed – nâng cao lãi suất và thắt chặt tiền tệ – có thể trực tiếp dẫn đến dạng suy thoái mà Fed ngay từ đầu đã muốn né tránh.
Nền kinh tế Mỹ đang nằm trong ranh giới mong manh giữa suy thoái và siêu lạm phát. Hàng triệu nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp và người lao động tự hỏi liệu Fed còn có thể cầm cự được bao lâu nữa.
Ebook Các cuộc chiến tranh tiền tệ pdf – James Rickards
Nếu bạn chưa từng đầu tư chứng khoán, hoặc đang đầu tư bên Công ty khác, hãy MỞ NGAY tài khoản bên VPS nhé, bởi VPS đang có rất nhiều ưu đãi như:
- Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến eKYC 24/7, KHÔNG cần đến văn phòng
- MIỄN PHÍ giao dịch chứng khoán cơ sở 6 tháng đầu tiên
- MIỄN PHÍ giao dịch chứng khoán phái sinh 3 tháng đầu tiên
- Chứng khoán phái sinh được vay margin, tỷ lệ 1:5,25 (trên thị trường đa số các nơi khác không cho vay margin chứng khoán phái sinh)
- Sản phẩm đầu tư đa dạng
- Hệ thống giao dịch hiện đại, an toàn, bảo mật
- Chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm. Công ty livestream đào tạo hàng ngày MIỄN PHÍ từ cơ bản đến nâng cao cho Nhà đầu tư
- Gói vay ưu đãi (margin) chứng khoán cơ sở chỉ từ 6,8%/năm (rẻ nhất thị trường, trung bình các nơi khác lãi suất từ 14%/năm trở lên)