Đọc xong chuỗi bài này có thể giúp các bạn hiểu thêm các cách kiếm tiền nhờ sử dụng MXH luôn
Mục lục
Công thức kiếm tiền của Hiếu TV – phần 1
Thực ra, công thức kiếm tiền của Hiếu TV không mới. Cũng là mô hình phễu bình thường thôi. Vậy điều làm nên thành công của HieuTV là gì? (Đây cũng là điều mà tôi ngưỡng mộ và chưa đủ sự quyết tâm, bền bỉ để làm)
Chú trọng sự đơn giản
Cách làm của Hiếu TV là những video podcast với mạch truyện chậm, dễ ngồi hoặc nằm nghe thư giãn. Nền background tối, chỉ sáng những chỗ cần nổi bật.
Tại sao podcast lại không làm trên những nền tảng podcast, mà lại làm trên YouTube? Câu trả lời tất nhiên là vì nó dễ kiếm tiền hơn.
Tại sao sự đơn giản lại giúp nó dễ thành công? Giữa muôn vàn những kênh YouTube màu mè hoa lá cành hiện nay, một kênh đơn giản lại làm nó nổi bật, dễ nhớ và sâu lắng hơn những kênh ồn ào khác. Đó là một điểm nhấn giúp nó dễ thành công. Khi mọi thứ đều ồn ào, mọi người sẽ tìm về sự đơn giản (Như kiểu thầy Minh Tuệ vậy – nhưng thầy MT thì tốt).
Kỷ luật và bền bỉ
Điều này tôi cũng ngưỡng mộ. Anh ra video rất đều và với chất lượng hầu như không đổi. Rất chỉn chu và ổn định. Anh rất hiểu thuật toán đề xuất của YouTube. Việc duy trì tần suất đều đặn này giúp kênh của anh ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Và tất nhiên lượt theo dõi tăng lên nhanh chóng.
Nội dung hay và bắt trend
Nó cập nhật đúng những cái mà giới trẻ quan tâm. Giới trẻ mông lung, có nhu cầu muốn khẳng định bản thân, tìm được một điểm tựa để bám víu. Tông giọng của anh Hiếu về cơ bản là tốt, dễ nghe. Kết hợp với dụng cụ thu âm xịn tạo ra những podcast rất vừa tai để nghe.
…
(Các bạn có thể bổ sung thêm nữa. Mình chỉ nêu cái tổng quát)
Những đặc điểm như trên + mùa dịch + cách làm việc chỉn chu + có thể một chút may mắn nữa => Giúp anh ấy thành công được.
Đôi khi không phải hoa lá cành, mà càng đơn giản, càng tối giản hóa càng dễ thành công. Như cách Apple làm với chiếc điện thoại iPhone vậy. Và anh Hiếu TV dư sức hiểu về marketing để làm điều đó.
Trên đây là một vài phân tích và lời khen của mình về tại sao anh Hiếu TV dễ thành công. Sau đó, anh dùng sự phát triển và thành công của kênh này để tạo ra một cỗ máy kiếm tiền như thế nào. Yếu tố nào hay, yếu tố nào dở. Mời các bạn đọc phần 2
Công thức kiếm tiền của HiếuTV – phần 2
Nếu mình nói bạn cũng có thể làm được như HieuTV, bạn có tin không?
Ở phần 2 này, thay vì mổ xẻ HieuTV đã làm như thế nào, mình sẽ chỉ cách để các bạn làm tương tự. Vì mình không phải HieuTV, cũng không ở trong nhà HieuTV để nói HieuTV có làm thế này thế kia hay không.
Nhưng mình có thể nói cho các bạn thấy các bạn cũng có thể làm như Hiếu TV. Những cái này không đao to búa lớn và trong khả năng các bạn. Chỉ là bạn muốn làm không, muốn trau dồi không.
Bạn không cần phải làm cố vấn chính phủ hay đi làm nhiều nước trên thế giới vẫn có thể làm. Tất nhiên để làm được hay không, bạn phải có năng khiếu nữa.
Nhưng điều mình muốn nói ở đây là không có gì cao siêu cả, chỉ là đủ kiên trì và học hỏi hay không.
Về content
Làm sao để bạn có được những nội dung hay như anh HieuTV?
Cái này nhìn qua không dễ. Vì anh Hiếu có tài trình bày và thuyết trình tốt. Slide đơn giản nhưng rất gọn gàng, dễ hiểu. Nội dung thì quá là hay.
Nhưng chỉ cần làm được tốt phần trình bày, bạn đã có 40% thành công. Tất nhiên kỹ năng cần có cho phần này là biết cắt ghép, chỉnh sửa video. Ở mức độ cơ bản là được rồi. Xịn xịn thì Adobe, nhưng với người không chuyên thì có thể học CapCut là đủ làm content rồi. (CapCut đúng là cuộc cách mạng của content đó).
Còn 60% còn lại là gì?
Các bạn để ý, những cái anh HieuTV nói không hề mới. Là những chủ đề hay những trăn trở mà hàng chục, thậm chí hàng trăm năm qua con người vẫn tìm hiểu và hướng tới.
Ngoài ra, những chủ đề mà đại loại là lúc nào cũng đúng. Như kiểu “Kiên trì thì sẽ thành công”. Nói như này thì ai nói không được nhỉ.
Nên điều khác biệt của anh Hiếu TV chính là biến những điều đúng đắn mà sách vở đã ghi lại này thành những câu chuyện đặc sắc để ai cũng dễ nhớ, hấp dẫn, dễ cảm thụ và quan trọng là cách kể chuyện cuốn hút.
Để làm được điều này thì tất nhiên phải có năng khiếu và có quá trình.
Cái muốn nhấn mạnh ở đây, để làm một kênh như anh Hiếu, cái bạn cần có không cần phải là kiến thức từ chính bản thân bạn, mà bạn phải biết xào nấu content tốt và biết liên hệ bản thân vào để nó trở thành một câu chuyện của mình.
Nói chung những nội dung chính này bạn không cần phải nghĩ ra. Bạn có thể tham khảo những mô-tuýp này trong nhiều sách và nhiều YouTuber nước ngoài đã nói rồi.
Ví dụ, những chủ đề như “Tự do tài chính”, những gì anh Hiếu nói là những điều mà các YouTuber nước ngoài đã nói cả chục năm trước. Nhưng mình có thể đem về mông má lại rồi bỏ trải nghiệm bản thân vào, thế là lại thành của mình.
Tất nhiên làm như thế không có gì là sai, nhưng nó không có nghĩa là mình phát minh ra kiến thức đó. Mình chỉ đem về mông má nó lại thôi.
Newton là người phát minh ra công thức. Chúng ta có thể lấy nó xuống, áp dụng nó miễn phí nhiều lần cho mỗi bài toán của mình. Cho nên nếu ngưỡng mộ thì các bạn ngưỡng mộ Newton nhiều hơn.
Người áp dụng công thức của Newton giải toán cũng đáng ngưỡng mộ. Nhưng cần phân biệt rõ hai người trên.
Nhận thức rõ điều này để hiểu đúng bản chất và không bị thần tượng quá mức.
Hay như câu “Kiên trì, bền bỉ, cặm cụi làm việc sẽ có lúc thành công” => câu này ông bà nói hàng trăm năm nay rồi, việc của chúng ta là lấy nó xuống và tạo ra một câu chuyện xoay quanh câu cũ đó.
“Mặc kệ thiên hạ nghĩ gì” -> đây là tinh thần chính trong cuốn sách “The art of not giving a f*ck”. Mình không nói a HieuTV lấy lại ý tưởng từ chính xác cuốn sách này. Mà đại ý là những ý tưởng na ná như thế này đã có từ rất lâu, đã được nhiều người viết rồi, chứ không phải là câu nói của riêng HieuTV
Vậy đó bạn hiểu xào nấu content là như thế nào rồi. Làm như thế thì nội dung không bao giờ hết.
Và anh Hiếu thì cũng quá giỏi về xào nấu và chế biến rồi. Mà nay chưa kể là bạn còn có AI giúp sức nữa thì muốn xào bao nhiêu cũng được.
Bạn để ý thêm cái nữa. Những nội dung anh Hiếu TV làm có thể hưởng benefit từ đời này sang đời khác. Lúc nào cũng có người cần nghe những nội dung đó. Hết lớp người này già đi thì đến lớp trẻ lên cũng gặp những vấn đề tương tự để cần nghe lại những nội dung đó.
Nên khác với những nội dung mang tính mì ăn liền như tin tức, cập nhật xã hội, drama, âm nhạc,… chỉ nổi một thời gian. Những vấn đề về kỹ năng, self-help, đầu tư… có thể được xem nhiều lần qua nhiều thế hệ.
Điều này cũng tương tự những kênh như Web5ngay hay Kiến Thức Thú Vị. Ai xem cũng được, xem lúc nào cũng được, và một người có thể xem nhiều lần ở nhiều thời điểm.
Tóm lại, về nội dung có thể xào nấu được. Sau đó cho vào những câu chuyện của mình vào. Tiềm thức người nghe sẽ tự động nghĩ đó là của mình.
Với cách làm nội dung này, không chỉ hàng tuần ra video được. Mà nếu có team, hàng ngày bạn ra video cũng được
Nội dung càng hay => người theo dõi càng nhiều => khách hàng tiềm năng càng nhiều.
Nội dung tất nhiên hay rồi, vì đa phần ý chính được chắt lọc từ những nội dung hàng đầu, những trending trên YouTube, những video của những YouTuber hàng đầu, những quyển sách tốt nhất.
Mấy cái này tổng hợp nội dung tiếng Anh rồi đem về Việt Nam loè là khối người được khai sáng vài thế kỷ.
Thầy “Like Foot Light” hù doạ còn ru ngủ được mấy trăm ngàn tín đồ thì với những nội dung khoa học, hình ảnh chỉn chu, thì bao con tim, bao con mắt ngưỡng mộ nếu các bạn làm được như vậy đấy.
Về hình thức và tâm lý
Cái này qua phần 3
Công thức kiếm tiền của Hiếu.TV – phần 3
Cái phễu và cách lùa gà
Sau khi tạo được một kênh traffic quá tốt, bạn có thể nghĩ rằng traffic đơn giản như việc bạn đứng ở ngã tư đường Lê Duẫn hay Nguyễn Văn Linh.
Với vị trí mặt bằng ở những ngã tư đắc địa, nhiều người qua lại như vậy, việc tiếp theo bạn cần làm là gì? Đúng rồi, phải bán hàng thôi (chỉ khác là traffic ở đây là traffic online)
- Nội dung mà HieuTV tạo ra có hay không? Hay chứ.
- Video anh làm có giá trị không? Nhiều cái có giá trị (tùy cái nữa).
Nói chung, nội dung của anh ấy có tác dụng tốt, giúp giới trẻ học hỏi và tỉnh ngộ nhiều thứ. Dù nhiều thứ này không mới, nhưng trong một mạng xã hội ngập tràn thông tin lung tung, việc có một người giỏi tổng hợp và trình bày như HieuTV là điều đáng ghi nhận.
Điều này mang lại tác dụng tốt cho xã hội. Dù kiến thức đó có phải là của bản thân anh hay được cóp nhặt, nó cũng đều tốt vì lan tỏa được điều hay ra xung quanh.
Tất nhiên, không ai làm việc mà không vì lợi ích cá nhân. Người ta bỏ công sức ra làm cũng vì lợi ích cá nhân trước hết.
Việc trao đi giá trị là một phần không thể thiếu trong quá trình này. Nếu không trao giá trị, ai sẽ tin tưởng để sau này mua thứ gì?
Lẽ ra, những khách hàng tiềm năng, những người xem trung thành của anh không nên bị coi là “bị” mà nên được coi là “được” trở thành những con gà.
Nếu kịch bản ấy xảy ra, thì quá đẹp. Nhưng rất tiếc điều đó không xảy ra.
Những thứ bày ra trước mắt để nhá hàng rất đẹp đẽ, nhưng những thứ thu phí lại chưa chắc đáng giá như hình ảnh hào nhoáng mà bạn thấy ngoài mặt tiền.
Phễu thì thơm tho, nhưng bên trong không có miếng pho-mát nào, chỉ là những tờ giấy vụn.
Lúc đó, bạn nhận ra rằng số tiền bạn bỏ ra chính là số tiền bạn đã xem video miễn phí bao lâu nay, chứ không phải để mua một món hàng mà bạn mong đợi từ việc tin tưởng những thứ miễn phí đó.
Bao nhiêu lâu xem những cái miễn phí, thấy những cái này hời quá, bạn kỳ vọng rằng sản phẩm trả phí sẽ đáng giá, thậm chí cứu vớt cuộc đời đang thiếu chỗ bám víu của bạn. Thế là những người có thể đang loay hoay với lương tháng 5 triệu có thể góp phần giúp một người khác trở thành triệu phú.
Rõ ràng việc kiếm tiền không có gì sai. Mình ủng hộ việc kiếm tiền và các hình thức bán khóa học, miễn là chúng tốt.
Nhưng xây dựng niềm tin, một hình ảnh đạo mạo, cho đi, xả thân, cung cấp giá trị, vì người khác chứ không phải vì mình, thì thấy nó ô dề quá.
Giả sử cho đi mà không thu về vài triệu đô tiền học phí (cho một khóa học mà mua sách về đọc còn sướng hơn?), thì có ai nhiệt huyết làm việc bền bỉ nhiều năm như vậy không?
Rõ ràng, cái gì cũng có lợi ích mới làm. Trước hết là cho mình trước, vì vậy, việc rao giảng cho đi giá trị, cống hiến, … nghe thật ngứa m*ng
Quay trở lại việc bán hàng, sau khi xây dựng một kênh traffic gần như hoàn hảo với tốc độ phát triển tốt, việc tiếp theo bạn cần làm là xây dựng một Landing Page. Nơi những dòng tiền, những niềm tin, những con mắt ngưỡng mộ bắt đầu, thậm chí “cầu cạnh” để được nộp tiền cho bạn.
Có lẽ bạn đã từng nghĩ rằng: Nếu mỗi người trong đất nước Việt Nam này cho mình 1 nghìn đồng, thì 100 triệu người, mình sẽ có 100 tỷ.
1000 đồng đối với một người chẳng đáng là bao, thậm chí có thể xem như họ cho tiền mình “gửi xe”, nhưng nếu tích lũy lại sẽ là một số tiền rất lớn. Đây là cách các công ty bán subscription như Netflix làm giàu. Bằng cách bán các gói membership nhỏ, không đáng kể so với mỗi người, hàng tháng họ thu về nguồn thu khổng lồ, nhiều đến mức bạn không tưởng tượng nổi.
Ngoài việc xây dựng kênh (traffic), HieuTV cũng là điển hình của việc xây dựng một Landing Page thành công. Trong đó:
- Website bắt mắt, gọn gàng, đồng điệu với kênh.
- Có phần nội dung miễn phí.
- Có 1 phần phụ nhưng chính là phần quan trọng nhất của website mà anh muốn mọi người vào đó nhất. Đó chính là khóa học đầu tư của anh (đây cũng chính là mọi nguồn cơn khiến tôi muốn viết về chủ đề này, chứ không phải việc làm kênh Youtube, có một hình ảnh đẹp, hay việc bán khóa học kiếm tiền dựa trên sự nổi tiếng và tin tưởng. Những điều này tôi đều ok. Nhiều người khác cũng đã làm như vậy).
- Phần thanh toán rất gọn gàng và dễ thực hiện. Mọi con đường đã được dọn sẵn ra rồi. Rất thuận tiện, dễ dàng, bạn chỉ cần háo hức bấm nạp tiền để gặp người mà bạn rất ngưỡng mộ.
Để dẫn dắt được tới chỗ đó a HieuTV đã sử dụng thủ thuật tâm lý nào?
Thủ thuật tạo dựng hình ảnh cá nhân
Đầu tiên, bạn phải có 1 hình ảnh đẹp, một công việc triệu đô nhiều người ao ước, ngưỡng mộ. Bản thân bạn phải kiếm được rất nhiều tiền từ công việc đó, và bạn đã nhờ những công việc đó mà hoàn toàn độc lập về mặt tài chính.
Về việc a Hiếu làm cố vấn trong lĩnh vực Digital Strategy, thì tôi tin với khả năng thượng thừa của mình mà tôi quan sát thấy thông qua việc a xây kênh, a ấy hoàn toàn có thể đảm đương được việc tư vấn cho một ai đó để làm về Digital Strategy.
Làm việc cho chính phủ Úc: Điều này nghe có vẻ rất kêu đúng không? Nhưng nếu bạn biết cách dùng từ, thì hoàn toàn có thể tạo một công việc như thế được.
Ví dụ: Làm grab thì bạn có thể bảo bạn làm việc cho một công ty công nghệ đa quốc gia.
Có rất nhiều chương trình của chính phủ. Thực ra nếu làm cho chính quyền ở một địa phương nhỏ nào đó bạn cũng có thể nói là bạn làm cho chính quyền của quốc gia đó.
Ví dụ: Bạn làm trông xe, văn thư cho một UBND Huyện, bạn cũng có thể bảo bạn làm cho chính quyền của Việt Nam.
Có rất nhiều chức danh trong cơ quan chính quyền Úc, Mỹ trong đó có cả những vị trí như cộng tác viên, tình nguyện viên, … để mọi người có thể tham gia vào. Có nhiều vị trí có thể làm tình nguyện không lương, hoặc có những công việc trả lương khá thấp, mà người dân địa phương có khi không ham muốn để làm.
Tất nhiên mình không nói là a Hiếu làm những công việc như vậy (điều này không ai biết được).
Nhưng ý mình nói nếu bạn muốn xây dựng một công việc, một chức danh “nghe kêu” như thế ở nước ngoài, sau đó đem về Việt Nam để múa trước mặt thiên hạ, cũng là một việc mà bạn hoàn toàn có thể làm được.
Tham dự một hội thảo cho chính quyền một hạt nhỏ với tư cách khách mời cũng có thể gọi là cố vấn cho chính quyền nước đó được.
Điều này giống như kiểu báo Việt Nam hay ca ngợi mấy em nhỏ được giấy khen của tổng thống các kiểu. Nghe thì cũng rất vĩ đại. Nhưng mà ở Mỹ hàng năm ông tổng thống cho in hàng loạt mấy giấy khen kiểu như thế để trao cho hàng chục ngàn những em học sinh học giỏi.
Tất nhiên là cũng có thành tích tốt thì mới được. Nhưng nếu chỉ nghe một chiều thì sẽ dễ lầm tưởng là được tổng thống đích thân trao tặng và nghĩ rằng em học sinh đó thật là đặc biệt mới được như vậy.
Sau khi xây dựng một hình ảnh cá nhân chỉnh chu, bắt mắt, nhiều người ngay lập tức ngưỡng mộ, ước mơ, thì việc tiếp theo là xây dựng nội dung xoay quanh hình ảnh khiến nhiều người ước ao đó. Bằng cách kể những câu chuyện, lồng ghép khéo léo, sự giàu có, địa vị bản thân, giá trị bản thân vào những câu chuyện.
Những câu chuyện này có thể hoàn toàn có thật (nhưng cũng khó có ai có thể kiểm chứng). Hoặc nó có thể là 70-80% sự thật. Tất nhiên cũng phải có chút gì đó thì nói dễ hơn. Chứ không có gì mà nói cho người khác tin thì chắc chỉ có Anna Bắc Giang.
Nhưng mà bạn nghĩ xem một người không ăn không học như Anna Bắc Giang mà làm được, thì cũng không hẳn là không làm được. Nên suy cho cùng là niềm tin thôi.
Thủ thuật liên kết tâm lý
Những người bán hàng kiểu khoá học hay đa cấp thường hay liên kết thứ họ bán với những thứ mà ai cũng biết sẵn là nó tốt rồi, và hoà nhập những thứ này lại làm một làm bạn tưởng hai cái đó là tương đồng và đi đôi với nhau.
Nhưng nếu bạn nhận ra thì nó không phải như vậy, hoặc không phải lúc nào cũng như vậy. Ví dụ: những công ty bán hàng đa cấp hay bảo hiểm hay có những hội thảo về lãnh đạo, về các chương trình tư vấn thiết kế con đường tài chính. Họ giới thiệu những thói quen đọc sách rất hay, tạo ra những câu lạc bộ về lãnh đạo … với mục đích cuối cùng để các bạn mua gói sản phẩm, tham gia khoá học, hoặc tham gia vào mạng lưới bán hàng của họ.
Công ty Coca Cola hay công ty mì chính hay liên kết hình ảnh của họ với việc sum họp gia đình, hay gắn kết gia đình. Kỳ thực ra là sự liên quan của mấy cái này với nhau là rất ít. Nếu không nói là những sản phẩm này còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của gia đình.
Việc đem rất nhiều content đỉnh cao, có giá trị của thế giới về. Điều này làm mình có cảm giác người này quá giỏi. Rồi sau đó dùng hiệu ứng ngưỡng mộ đó để bán các sản phẩm.
Nhưng điều mà a Hiếu TV không xem trọng, hay xem thường người dùng, những khán giả trung thành của chính mình, đó là việc xây dựng sản phẩm quá hời hợt so với những gì show ra để họ tưởng là ông này thật là cao siêu. Học theo ông ấy chắc là đạt tự do tài chính đây. Cuộc sống của ông ấy đáng ngưỡng mộ thế cơ mà.
Tất nhiên việc bạn tưởng đó là lỗi của bạn. Việc bạn dễ dàng trao đi niềm tin cũng là lỗi do bạn. Cho nên mấy kiểu này cũng có thể dễ dàng từ chối trách nhiệm.
Có thể dễ dàng nói: “Ơ tôi có bắt anh học khoá này đâu, tôi có dí súng bắt anh trả tiền đâu, hay do anh tự kỳ vọng chứ tôi đâu có bảo là nó tốt đâu” thì người mua cũng chịu thôi. Lúc đó thì cũng ngậm bồ hòn cho qua chuyện.
Nghĩ một cá nhân vài triệu đồng thì sẽ không sao, sẽ không ai làm lớn lên vì vài triệu đồng. Nhưng hàng ngàn người, mỗi người vài triệu đồng, thì số tiền thu được dư sức để cho người sale sản phẩm “tự do tài chính” mua siêu xe đi chu du thiên hạ lại tiếp tục quảng bá về cuộc sống đáng mơ ước mà nhiều bạn trẻ khao khát đạt được.
Vòng lặp cứ thế lặp lại. Các bạn đâu hề hay biết chính các bạn mới là thành phần chính, từng người góp phần giúp cho người bán có cuộc sống mơ ước đó. Mà các bạn áp dụng khoá học “mua ETF” đó 100 năm cũng chưa chắc bằng được.
Quy trình và hành vi tâm lý của một người “dâng tiền” cho HieuTV là gì?
Xem video hoặc được bạn bè giới thiệu video (Các video đã được SEO từ khoá để lên trang đầu Google, đc đề xuất Youtube) -> Xem và cảm thấy nó rất hay (nhất là với những bạn ít được tiếp xúc nội dung như này) + kết hợp với việc thấy được hình ảnh cá nhân và cuộc sống đáng mơ ước của người tạo nội dung -> Đem lòng quý mến, ngưỡng mộ, trao trọn niềm tin.
Ở mỗi video, anh HieuTV hay nói: “Các bạn có thể truy cập vào website Hieu.TV để tải về những nội dung miễn phí mà tôi trao đi.” Thực ra, điều này chính là một câu quảng cáo.
Thay vì quảng cáo: “Các bạn hãy vào mua khóa học của tôi,” thì nó thô thiển quá. Người bán hàng điều hướng tạo thêm một bước gián tiếp nữa. Bằng cách này, người ta có thể đẩy sự chủ động về phía bạn.
Để nhỡ có chuyện gì, nhỡ có không hài lòng thì trách nhiệm cũng là của bạn. Do bạn tự tin tưởng và tự “sa vào lưới” chứ không phải vì do người khác dẫn dụ.
Bằng cách cho đi những tài liệu miễn phí, tất nhiên bạn phải nhập email và thông tin cá nhân vào – mấy data này rất quan trọng cho việc bán hàng. Những người vẫn còn chần chừ chưa quyết định thì thông qua những thông tin liên lạc này, mưa dầm thấm đất. Sẽ đến một lúc nào đó bế tắc, bạn cũng dễ xuống tiền thôi.
(Nói thực, mấy cái tài liệu miễn phí này các bạn lên Google rồi lanh lợi một xíu là tổng hợp và thiết kế được như vậy hết)
Khi vào website thì tất nhiên bạn sẽ muốn khám phá một vòng quanh website. Thấy website đẹp và chỉn chu quá. Trong website có nhiều phần, và thật “tình cờ” khi vào để tìm những “tài liệu miễn phí” thì vô tình bạn phát hiện ra anh có dạy khóa học nữa. Và với một người siêu phàm như này thì khóa học chắc chắn là hay thôi, có khi là cơ hội để đổi đời mình.
Đa phần mấy người “lùa gà” đều dùng công thức tương tự. Trong website lại có nhá hàng cộng đồng những người đang theo học. Bạn sẽ được thấy những phần đẹp đẽ nhất. Tưởng tượng ra viễn cảnh mình có một cộng đồng lành mạnh để tham gia cùng nhau học hỏi nữa. Và có rất nhiều người tham gia rồi, điều này làm bạn hoàn toàn tin tưởng, tạo ra hiệu ứng đám đông khiến bạn muốn tham gia ngay nếu không sẽ lỡ cơ hội.
Tạo sự khan hiếm giả tạo
Tại sao khóa học có một nội dung như nhau, nhưng anh HieuTV lúc nào cũng phải nói: “Khóa học đã khởi động được x tuần, nhưng nếu các bạn vào học bây giờ thì vẫn xem lại được các phần đã học trước đó.”
Ủa, dạy video offline thì vào lúc nào chả được. Thực ra đây là thủ thuật bán hàng. Việc nói rằng khóa học đang diễn ra (nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi) sẽ khiến tâm lý bạn muốn vào tham gia ngay để không bỏ lỡ khóa học và phải chờ qua khóa sau.
Khóa học phải là chỉ vừa diễn ra, không phải còn lâu mới diễn ra để người ta có thời gian phân vân. Cũng không phải đã diễn ra lâu rồi để người ta có cảm giác vào không theo kịp.
Thực ra xem mấy video offline giống nhau thì xem lúc nào mà chả được. Giống như vào xem YouTube thôi, nào rảnh thì vào xem chứ cần gì phải vào sớm cho kịp.
Chưa vào thì nó cũng còn ở đó. Nhưng người bán hàng phải nói như thế thì các bạn mới nhanh chân và không chần chừ. Mấy người lừa đảo cũng hay tạo tâm lý hối thúc như vậy, để không cho bạn thời gian để suy nghĩ hay second thought.
Mỗi năm chỉ mở một khoá duy nhất để đảm bảo chất lượng? Thật ra với việc học online video quay sẵn, bao nhiêu khoá không quan trọng. Quan trọng là số lượng người học và cách chăm sóc tương tác từng học viên.
Một khoá mà 1000 hay 1 triệu người vào học cũng được thì 1 khoá hay 1000 khoá cũng như nhau. Đây là cách nói để bạn nghĩ là chỗ học thật đặc biệt, bạn nhanh chân để hết chỗ. Nhưng thực sự khoá nhận càng nhiều người thì càng tốt, càng nhiều người nạp tiền thì càng nhiều tiền về chứ không mất gì.
Không mở khoá thứ 2 nhưng bao nhiêu ngàn người vô khoá 1 cũng đc hết thì cũng như nhau thôi, không giúp cho việc đảm bảo chất lượng. Mà thực tế thì mở khoá thử 2 cũng giống y khoá thứ 1. Nên đưa ra số lượng khoá để nói lên sự khan hiếm, ưu thế của khoá học là một cách đánh lận con chữ, thao túng những người đã tin tưởng mình
Sau khi xem qua website và tìm hiểu thông tin, mình đã không học khoá học. Mình đã xem qua menu và cũng hình dung được khoá học dạy gì rồi. Và rõ ràng, mình không bỏ tiền cho những thứ có thể tự tìm hiểu được.
Từ vài năm trước, khi xem qua kênh và trang landing của HieuTV, mình đã biết anh ấy dự định làm gì. Tuy nhiên, mình thấy nội dung youtube cũng có ích, nghe để thỉnh thoảng nhắc nhở bản thân. Có những điều thuộc về chân lý thì ai nhắc lại cũng đều hay. Chúng là tài sản chung của thế giới, như việc buổi sáng bạn gỡ một tờ lịch treo tường và đọc một câu châm ngôn. Bạn cũng sẽ ngẫm được nhiều điều. Vì thế, những thứ này không bao giờ là thừa. Mình cũng thích cách mà kênh trình bày.
Mặc dù mình biết các thủ thuật trong việc xây dựng kênh hay lồng ghép bán hàng, mình đã không trực tiếp nói lên trong nhiều năm, vì suy cho cùng, điều này không gây hại cho ai. Nếu kiến thức anh ấy dạy thực sự tốt và giúp nhiều người thay đổi cuộc sống theo mong đợi của họ, thì việc anh ấy thu về hàng trăm tỷ hay ngàn tỷ cũng hoàn toàn xứng đáng.
Tuy nhiên, gần đây có quá nhiều học viên lên tiếng về những vấn đề bên trong sau khi đã thanh toán. Vì vậy, mình nghĩ cũng nên viết về điều này, không phải để vạch trần hay phốt, mà để nhiều người hiểu đúng bản chất sự việc. Đừng để những “giá trị cao đẹp” bên ngoài làm bạn bị lừa. Nếu từ đầu bạn biết rằng bạn không cần khóa học này, hoặc chỉ cần Google là tìm được thông tin, hoặc khóa học không liên quan hoặc liên quan rất ít đến việc bạn sẽ có tự do tài chính, thì bạn sẽ không mua nó.
Nói thật, thà bạn “cúng dường” cho thầy chùa, bạn còn tự thấy có phước. Hoặc nếu thấy anh ấy làm nội dung hay, thì hãy donate cho anh ấy.
Nhưng việc xây dựng hình ảnh và tạo động lực ảo về cuộc sống mơ ước để dẫn dắt hàng ngàn người cúng tiền cho một sản phẩm mà họ không tôn trọng bạn, thậm chí còn block và xóa những comment góp ý của học viên nếu họ phê bình hay phản biện, thì thật sự vừa mất tiền, vừa cảm giác như bị lừa dối.
Bạn vừa mất tiền mà còn cảm giác như được ban ơn, và có khi người ta còn nghĩ bạn ngoo. Việc ưu ái những người tiềm năng sắp trả tiền mà hời hợt với những người đã trả tiền cho bạn thực sự là cách làm kiểu “qua cầu rút ván”.
Về review của học viên chính thức, tôi xem trên group Facebook “Review Hieu.TV”, được một người bạn gửi cho. Nhóm này được lập ra vì nhiều review của học viên trên website chính thức bị xóa bỏ và nhiều bạn học viên bị kick out, và nhiều dấu vết bị xóa
1 vài phép tính đơn giản để bạn thấy mô hình này có lợi nhuận như thế nào và có xứng đáng để bạn bỏ nhiều năm “cống hiến” không.
Rủi ro của mô hình này dường như là không có. Những gì bạn cần bỏ ra là thời gian, sự khôn khéo, và nước bọt. Mình không nói ai cũng làm được, nhưng nếu làm được thì đó là “vua của mọi nghề”, không chỉ có tự do tài chính mà còn tự do thời gian và địa điểm.
Trung bình, một kênh YouTube với 800.000 người theo dõi, ngoài tiền quảng cáo của YouTube, không có gì đáng kể. Tuy nhiên, nếu chỉ cần 1% trong số người vào xem website và “tình cờ” thấy khóa học và nguyện “cúng dường”, thì con số thu về có thể rất lớn. Ví dụ:
1 người học: thu 5 triệu đồng
10 người học: thu 50 triệu đồng
100 người học: thu 500 triệu đồng
1000 người học: thu 5 tỷ đồng
…
Nhiều người còn nộp tiền cho khoá thứ 2, thứ 3, … mà họ không biết nội dung giống hệt nhau. Việc không báo hay hoàn tiền cho những người hiểu nhầm mà nộp tiền 2, 3 lần để học 2, 3 khoá giống y nhau thì cũng không còn gì để nói rồi
Trước kia tôi ước lượng con số đến đây, vì thấy kênh làm tốt và việc thu hút khoảng 1000 người học là trong khả năng. Việc thu về số tiền 5 tỷ cũng xứng đáng với thời gian bỏ ra để xây dựng kênh nếu việc dạy học có chất lượng tốt. Nhưng qua group review, tôi mới biết con số thật sự khủng hơn quá nhiều so với tôi tưởng tượng, cho một sản phẩm theo nhiều học viên là mang tính “donate” hơn là thụ hưởng sản phẩm
Nguồn: https://www.facebook.com/groups/reviewhieutv/posts/522847650399455/
Nếu bạn chưa từng đầu tư chứng khoán, hoặc đang đầu tư bên Công ty khác, hãy MỞ NGAY tài khoản bên VPS nhé, bởi VPS đang có rất nhiều ưu đãi như:
- Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến eKYC 24/7, KHÔNG cần đến văn phòng
- MIỄN PHÍ giao dịch chứng khoán cơ sở 6 tháng đầu tiên
- MIỄN PHÍ giao dịch chứng khoán phái sinh 3 tháng đầu tiên
- Chứng khoán phái sinh được vay margin, tỷ lệ 1:5,25 (trên thị trường đa số các nơi khác không cho vay margin chứng khoán phái sinh)
- Sản phẩm đầu tư đa dạng
- Hệ thống giao dịch hiện đại, an toàn, bảo mật
- Chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm. Công ty livestream đào tạo hàng ngày MIỄN PHÍ từ cơ bản đến nâng cao cho Nhà đầu tư
- Gói vay ưu đãi (margin) chứng khoán cơ sở chỉ từ 6,8%/năm (rẻ nhất thị trường, trung bình các nơi khác lãi suất từ 14%/năm trở lên)
Như vậy, trên đây Chứng khoán Phát Lộc đã chia sẻ Công thức kiếm tiền của Hiếu TV