Ebook Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng pdf Cuộc phỏng vấn bàn tròn với các Nhà Giao Dịch Siêu Hạng – Mark Minervini, David Ryan, Dan Zanger, Mark Ritchie II
Tải 102+ Ebook tại chungkhoanphatloc.com/ebook
Mục lục
Ebook Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng pdf Cuộc phỏng vấn bàn tròn với các Nhà Giao Dịch Siêu Hạng – Mark Minervini, David Ryan, Dan Zanger, Mark Ritchie II
Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách.
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản
Cuối sách “Momentum Masters – Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng” tập hợp 123 câu hỏi của độc giả gửi cho Mark sau 2 cuốn sách của ông. Ông tập hợp lại theo các chủ đề và hỏi thêm 3 nhà đầu tư thành công khác để cùng trả lời các câu hỏi này: David Ryan, Mark Minevini, Dan Zanger và Mark Ritchie II. Tại đây 4 người này trả lời từng câu hỏi trong 150 câu, nhưng tôi sẽ tóm gọn ý của 4 người họ lại thay vì note từng người riêng.
I. Giới thiệu
1. Qua thời gian các nhà đầu tư có thay đổi phong cách không?
Về cơ bản hiện tại giao dịch cũng không khác nhiều so với trước đây, thời điểm mà phong cách đầu tư đã hình thành, có sự tinh chỉnh chỉ 5% kể từ đó tới nay. Như hiện nay tập trung nghiên cứu các điểm mua khi kéo ngược, mua tại các điểm phá vỡ, rút tiền ra kịp thời trước khi thị trường sụp đổ, hay mua khi cổ phiếu ở gần và phá đỉnh 52w cao nhất…
2. Thói quen giao dịch hàng ngày thì sao? Chúng có thay đổi hoặc phát triển theo thời gian không?
Thường sẽ chuẩn bị trước khi chính thức giao dịch, có người chuẩn bị từ hôm trước, có người vào đầu giờ sáng trước khi giao dịch, chuẩn bị các kịch bản trước. Đọc thông tin có thể ảnh hưởng tới xu hướng thị trường hay tài sản họ đang nắm giữ, theo dõi giao dịch trước giờ mở cửa. Khi giao dịch thì theo dõi chú ý các kịch bản thị trường với kế hoạch dự kiến, trong phiên có sự dao động bất thường quá lớn không để bán ra kịp thời tránh biến động mạnh.
3. Các giao dịch tần suất ca (HFT – High Frequence Trading) đánh giá nó ntn?
Giao dịch HFT là điều nên cấm vì nó gây dao động hỗn loạn giá của cổ phiếu, họ có kể kê mua hay bán nhưng khi có lệnh đối ứng thì nhờ ưu thế nhanh nên họ có thể hủy lệnh kịp thời trước khi lệnh bị khớp, điều này tạo ra những cung – cầu giả tạo mặc dù về dài hạn những điều này ko quá ảnh hưởng tới các công ty có yếu tố cơ bản tốt và tăng trưởng.
4. Cách bước vào thế giới giao dịch, điều gì đã ghấp dẫn và giúp duy trì động lực làm việc?
Tất cả đều bị lôi cuốn bởi khả năng kiếm tiền mạnh mẽ từ thị trường chứng khoán, có người thì bị thúc đẩy bởi nghèo khó, có người do kiếm đc lợi nhuận ban đầu nên đam mê tìm hiểu, có người là con nhà lòi về đầu tư cổ phiếu và đc mọi người truyền cho niềm đam mê đầu tư. Họ làm việc vì đam mê dù đã nhiều tiền hay chưa vẫn say sưa làm việc chăm chỉ.
5. Thành công đến ngay lập tức hay phải trải qua nhiều thử thách, phải mất bao lâu để trở thành 1 nhà giao dịch thành công bền vững
Minervini mất 6 năm đầu thua lỗ thất bại khi tham gia đầu tư, những người khác cũng thê thảm ko kém như Zanger nhân đôi tài khoản xong cháy và loay hoay cũng mất 6 năm, 1 số người khác thì mất 2-3 năm để bắt đầu có sự kỷ luật trong đầu tư và dần thành công hơn. Nhìn chung không thể thành công trong chớp mắt ngay được mà cần thời gian rèn luyện, cần sự kỷ luật cao trong đầu tư.
6. Các nhà đầu tư lớn có lợi thế hơn các nhà đầu tư cá nhân không? Ông đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng chứng khoán là 1 trò chơi thao túng?
Các nhà đầu tư lớn có thể có chất lượng thông tin tốt hơn nhưng họ phải trả nhiều chi phí cho điều đó. Bên cạnh đó kích thước quá lớn họ ko thể mua/bán dễ dàng như nhà đầu tư cá nhân.
Việc bảo thị trường thao túng chỉ có các nhà đầu tư yếu kém thất bại hay nói, những ng chiến thắng sẽ ko nói những điều đó vì họ biết cách đầu tư thay vì đổ lỗi sự thất bại của mình do người khác.
7. Ông nghĩ rằng 1 cá nhân làm công việc toàn thời gian vẫn có thể giao dịch chứng khoán thành công dù chỉ sử dụng giá đóng cửa cuối ngày
Đúng. Ngồi trước màn hình máy tính cả ngày, theo dõi hành động, nghe có vẻ thú vị nhưng tôi nhận thấy nó cũng có thể gây bất lợi cho
hiệu suất. Những chiến thắng lớn nhất của tôi xảy ra khi tôi nắm giữ mức trung hạn đến lâu dài. Đối với tôi, tốt hơn là nên tập trung vào bức tranh dài hạn chứ không phải giao dịch hàng ngày. Đôi khi một biến động trên biểu đồ 10 phút có thể trông thật đáng sợ; nhưng khi bạn lùi lại, nó rất nhỏ khi xem hàng ngày hoặc thậm chí khung thời gian hàng tuần.
Đã có quá nhiều lần tôi bị lung lay khỏi vị thế tốt khi nhìn vào khung thời gian ngắn hạn. Với tôi, số tiền lớn được tạo ra trong các động thái dài hạn.
8. Nếu không thể ngồi trước máy vi tính trong suốt phiên giao dịch, thì phương pháp mua và đóng lệnh giao dịch của ông là gì?
Có thể sử dụng điện thoại thông minh để xem bảng giá, đặt lệnh nếu cần. Nếu không sử dụng cấc rổ lệnh đặt trước theo điều kiện mua/bán ta đặt ra trước. sử dụng stop lost để phòng khi thị trường biến động quá mạnh.
9. Ông có bao giờ sử dụng margin hoặc hợp đồng quyền chọn để tăng đòn bẩy giao dịch không?
Hầu hết họ đều ko sử dụng margin hoặc chỉ sử dụng khi thị trường đang tăng khá rõ ràng và ở mức độ thận trọng với tỷ lệ thấp. Các hợp đồng quyền chọn cũng ít khi đc sử dụng và hầu như ko do tính mất giá theo thời gian của chúng.
10. Ông cho rằng giao dịch thành công đòi hỏi phải có tài năng bẩm sinh hay các kỹ năng có thể rèn luyện được? thông thường phải mất bao nhiêu lâu để thành công trong thị trường chứng khoán?
Chủ yếu quyết định là sự rèn luyện kiên trì thực tế, ta cần dồn tâm sức vào để nghiên cứu và trải nghiệm thực tế, rút ra kinh nghiệm, kỷ luật tuân theo. Tài năng chỉ đóng 1 phần nhỏ vào thành công trong đầu tư. Thường phải trải qua 10 năm ta mới có qđịnh cuối cùng, các trải nghiệm trong 2 năm thành công không có nghĩa sẽ thành công trong 10 năm tới. Đại đa số mọi người sẽ từ bỏ sau 2-10 năm tham gia thị trường.
11. Liệu có thể trở nên giầu có với nghề giao dịch chứng khoán ngay cả khi bắt đầu với 1 tài khoản nhỏ?
Chắc chắn là có thể làm giầu, giao dịch ngày càng rẻ đi, thông tin tiếp cận dễ dàng hơn và cơ hội làm giầu từ đầu tư chứng khoán đang gần hơn bao giờ hết. Bắt đầu với số vốn nhỏ là điều tốt vì bạn cần nhiều thời gian để học hỏi và thường hay thua lỗ ở giai đoạn đầu và đúc rút kinh nghiệm thực tế từ đó.
II. Lựa chọn cổ phiếu
12. Cách tốt nhất để tìm ra các cổ phiếu có động lực (momentum stocks) với tiềm năng lớn là gì?
Sử dụng chỉ số RS là 1 khái niệm tốt, càng cao càng tốt, cổ phiếu có alpha cao và độ lệch chuẩn thấp trước khi mua là được ưu tiên.
Ngoài sức mạnh giá mạnh mẽ, cần các đặc điểm về lợi nhuận của doanh nghiệp, chờ đợi điểm mua phù hợp vì nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng chỉ vài ngày là cp tăng lên mây nhưng chỉ sau 1 vài cú đảo chiều điều chỉnh hầu hết mọi người sẽ bán ra cắt lỗ
Cần kiên nhẫn đợi điểm mua phù hợp tránh bị thua lỗ sớm sau khi mua.
13. Ông có yêu cầu về mức thanh khoản tối thiểu cho cổ phiếu ông giao dịch không?
Marmivini, Ryan và Ritche II thì yêu cầu thanh khoản ở mức vừa phải, có người cần tối thiểu 25k/ngày, có người tối thiểu 50k/ngày, có người 100k/ngày, nhưng Zanger yêu cầu 2tr cp/ngày vì những trải nghiệm bán tháo của ông dù cổ phiếu đang giao dịch bình thường 2m cp/ngày nhưng khi bị giảm khuyến nghị lại bị bán tháo trắng bên mua rất lâu mới thoát đc khỏi cổ phiếu đó.
Trong khi Marvmivini lại cho rằng các cp nhỏ, thanh khoản kém, ít người biết đến là những cp đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ông và ko nên sợ thanh khoản thấp quá.
14. Ông có bao giờ bắt đáy không?
Họ đều không tham gia bắt đáy, nhất là các cp tạo các đáy mới. Họ tập trung mau các cp đang có xu hướng lên giá mạnh và đang trong đà tăng trưởng mạnh. Hầu hết khoản lãi lớn nhất tới từ các khoản đầu tư này. Bắt đáy ở đây chỉ là khi cp điều chỉnh xong và bắt đầu quay lại tăng giá mạnh thì có thể tham gia sớm.
15. Ông có mua cổ phiếu thị giá thấp không? Nếu có, cách ông nhìn nhận chúng có khác với các cổ phiếu thị giá cao không?
Hầu hết các nhà đầu tư đều ko mua cp penny (cp giá thấp), họ chủ yếu chọn các cp từ giá >30$/cp vì đó mới thường là giai đoạn hình thành các siêu cp tăng mạnh lên 100+, còn các cp giá rẻ <15$ có lý do để cho nó giá thấp thế, thường do yếu tố cơ bản kém. Cá biệt nếu có cp turn around mà có RS mạnh cũng có thể xem xét nhưng ở tỷ trọng nhỏ.
16. Ông tìm kiếm cổ phiếu theo phương pháp từ dưới lên (bottom up) hay tìm kiếm nhóm ngành dẫn dắt trước, sau đó mới tìm các cổ phiếu trong nhóm này?
Tất cả đều chọn từ dưới lên (bottom up), vì sẽ tìm kiếm cổ phiếu mạnh trước, theo dõi nó, sau đó nếu 1 nhóm cổ phiếu cùng ngành đều mạnh thì sẽ theo dõi tới các ngành mạnh để tìm cp mạnh nhất trong ngành.
17. Ông tìm kiếm các nhóm ngành dẫn dắt ntn?
Tất cả đều tìm kiếm các cổ phiếu mạnh, sau đó mới xây dựng nên nhóm ngành dẫn dắt, và tìm kiếm các cp hàng đầu trong nhóm ngành đó. Nhưng về cơ bản đều là theo dõi từng cổ phiếu riêng lẻ là chủ chốt và đầu tư theo dạng pick stock.
Nếu thị trường chung yếu thì càng nên theo dõi các cp mạnh để đợi điểm mua khi thi trường chung phục hồi thì nhóm cp đang mạnh rất dễ thành cp dẫn dắt tiếp theo.
18. Ông có giao dịch cổ IPO không? Làm thế nào xác định đc đà tăng trưởng (hay xu hướng) của 1 cổ phiếu ít có lịch sử giao dịch?
Họ thường đợi cp giao dịch ít nhất 3-4 tuần để bắt đầu có lịch sử giá mới có quyết định tham gia hay không. Quan sát diễn biến giá cp và thị trường chung. Nếu IPO đúng giai đoạn thị trường suy thoái thì cơ hội chờ mau sẽ rất lớn khi các cp tốt thật sự sẽ sớm ổn định tạo nền giá và chờ bứt phá khi thị trường chung dừng rơi.
19. Trong tiêu chí lựa chọn cổ phiếu, ông có nhìn nhận cổ phiếu vốn hóa lớn khác biệt với cổ phiếu vốn hóa nhỏ không? Nếu có thì khác thế nào?
Cổ phiếu vốn hóa lớn thường có sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư và giá thường sẽ giao dịch theo đám đông khá mạnh. Nên nếu giao dịch với cp vốn hóa lớn, Marvimini thường đợi khi cổ phiếu giảm có cú móc ngược mới mua, hoặc sau khi thị trường tạo đáy đi lên thì cp vốn hóa lớn là ưu tiên tốt.
Nhưng thường kiếm đc nhiều tiền nhất là các cp vốn hóa nhỏ và vừa với số lượng cổ phiếu từ 40-800m cổ phiếu, 1 phần vì các công ty này tăng trưởng tốt hơn, lượng cung vừa phải.
20. Ông có bán khống cổ phiếu không? ông quyết định bán khống ntn? Ông có cùng lúc giữ vị thế mua và vị thế bán khống không?
Do là các nhà đầu tư theo xu hướng, nếu đang xu hướng tăng hầu hết đều ko bán khống vì đang chống lại xu hướng. Nếu ở xu hướng giảm thì thường sẽ cầm tiền mặt chờ đợi mà ít khi short. Chỉ short 1 lượng rất ít khi xu hướng giảm khá rõ ràng, các đợt phục hồi với khối lượng thấp, khi giảm lại với khối lượng lớn, hay cú nhẩy của con mèo chết…
21. Ông có bao giờ dừng giao dịch tất cả các cổ phiếu khác trong danh sách theo dõi để chờ đợi cổ phiếu mình yêu thích có tín hiệu mua không?
Hầu hết đều không yêu thích cổ phiếu nào cả, cổ phiếu phù hợp yêu cầu tín hiệu họ sẽ mua, nếu chưa đạt thì họ sẽ tiếp tục chờ đợi tín hiệu đó cho tới khi có tín hiệu thì sẽ mua. Nếu cổ phiếu đã mua vẫn đang hoạt động tốt thì tiếp tục nắm giữ mà ko có lý do gì để bán đi cả.
III. Xác định quy mô vị thế giao dịch
22. Ông thường sở hữu bao nhiêu mã cổ phiếu? ông nghĩ nhà đầu tư nên tập trung hay đa dạng hóa danh mục đầu tư?
Việc đa dạng hóa cần đc hạn chế. Danh mục tỷ trọng tối ưu nên theo công thức kelly, và mức 25% cho 1 cổ phiếu là hiệu quả với phần lớn nhà đầu tư. Sở hữu 5-6 cổ phiếu và theo dõi thật sát từng cổ phiếu.
Ta có thể giải ngân 10% tỷ trọng ở nền giá ban đầu, và sau khi cổ phiếu tăng mạnh lên nền giá mới ta có thể mua thêm 5-7% để lên mức 18-20% danh mục là cách hiệu quả. Việc mở rộng danh mục, tỷ trọng đầu tư phụ thuộc ta đang ở đâu trong chu kỳ thị trường chung.
Thị trường có ngày càng có nhiều cổ phiếu có 52w cao nhất hay không, lợi nhuận có tăng trưởng mạnh mẽ hay không mới là những yếu tố quan trọng để ta có nên đầu tư tất cả hay ngồi ngoài chờ đợi hoặc chỉ mau với tỷ lệ nhỏ 10-15%nav.
23. Thông thường, ông đặt cược rủi ro bao nhiêu trong mỗi giao dịch?
Thông thường mức rủi ro có thể chấp nhận trong mỗi vị thế vào khoảng 1.25-2.5% trên tổng số vốn. Càng chia nhỏ ra thì rủi ro trên 1 vị thế càng nhỏ đi có thể la 1%/vôn. Tuy nhiên, cũng có lúc vị thế bị nhẩy gap giá xuống và có thể bị thiệt hại nhiều hơn mức cắt lỗ tiềm năng nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát được điều này.
Thông thường khi mới mở vị thế tỷ trọng tương đối nhỏ và mức lỗ có thể chỉ ở mức <1% và nếu thật sự tốt mới tăng vị thế lên >20% NAV và lúc đó rủi ro mới có thể cao hơn nhiều nếu có nhẩy giá.
24. Thông thường, khi đầu tư hết toàn bộ số tiền trong tài khoản thì danh mục của ông bao gồm bao nhiêu mã cổ phiếu?
Thông thường số lượng cổ phiếu chỉ khoảng 4-10 mã, mức mà đem lại hiệu quả nhất vào khoảng 4-8 mã. Có 1 số cách khác như mua 10 mã, mua ban đầu mỗi mã 5%, nếu tốt sẽ mau nốt 5% là full tỷ trọng. Cũng có người giàn trải hơn từ 8-20 mã, có người từ 8-12 mã. Nhưng nhìn chung mốc 10 mã là bình quân của các nhà đầu tư thành công.
25. Tỷ trọng tối đa mỗi vị thế trong danh mục của ông là bao nhiêu? Ông có bao giờ đặt cược toàn bộ tài khoản của mình vào 1 mã cổ phiếu không?
Thông thường tỷ trọng tối đa cho 1 cổ phiếu là 25% là mức tối ưu và đảm bảo khá an toàn cho nhà đầu tư. Đôi khi họ cũng có mua nhiều hơn ở mức 30-50% tỷ trọng cho 1 mã nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra và phải thật cẩn trọng nếu sử dụng chiến lược này.
26. Tỷ trọng tối thiểu của 1 cổ phiếu trong danh mục là bao nhiêu?
Nếu thị trường chưa thật sự tăng chắc chắn thì các nhà đầu tư sẽ mua vào khoảng 5%NAV cho 1 mã cổ phiếu, có người thì tối thiểu 6.25%, còn nếu quá khắc nghiệt thì thoát ra ngồi ngoài hoặc mua 1% nav để theo dõi thị trường tránh mất tập trung không theo dõi.
27. Xác định số lượng cổ phiếu cần mua dựa trên rủi ro là 1 khoản tiền nhất định hay theo tỷ lệ % cố định.
Các nhà đầu tư đều phân bổ theo tỷ trọng % danh mục. Việc xác định số tiền cụ thể để xác định mức lỗ cụ thể ta có thể chịu đựng để ước tính nếu có cú nhẩy gap giá giảm sẽ ra sao. Thường sẽ mở vị thế 5-10% ban đầu và nếu thuận lợi mới tăng vị thế lên tiếp, nếu không sẽ bán khi dính lệnh dừng lỗ.
28. Ông có tăng quy mô vị thế giao dịch dựa trên sự tăng trưởng của tài khoản trong năm không? Hay ông sẽ sử dụng cùng 1 quy mô vị thế như ban đầu cho cả năm để duy trì số tiền rủi roc ho mỗi giao dịch ở mức cố định?
1 số nhà đầu tư sẽ tăng quy mô theo tỷ trọng để lên 10% hay 25% danh mục, 1 số khác thì tập trung vào mức chịu đựng rủi ro có thể gặp phải khi họ gia tăng vị thế và đột nhiên gặp phải 1 cú điều chỉnh mạnh của thị trường chung ảnh hưởng tới vị thế họ đang nắm giữ.
29. Điều gì mang lại cho ông sự tự tin để vào 1 vị thế lớn?
Sự tự tin đem lại thành công và dám vào các vị thế lớn. Thường thì Marvimini sẽ mua 50% ở điểm đầu tiên, sau đó sẽ gia tăng thêm 25%-30% và 20-25% nốt theo dạng kim tự tháp. Sự tin tin nhận ra các mẫu hình siêu cổ phiếu sẽ giúp họ tự tin mua lớn, nếu có dấu hiệu bất ổn sẽ ngay lập tức bán đi 30-50% vị thế để đảm bảo an toàn trước, nếu vẫn tăng thì tiếp tục có lãi, nếu ko sẽ bán nốt để đảm bảo an toàn.
30. Ông xác định chất lượng của 1 tín hiệu giao dịch (setup) ntn? Làm sao để biết nên ưu tiên dành nhiều vốn hơn cho mã cổ phiếu này so với các mã cổ phiếu khác? Hay ông giữ tỷ tọng bằng nhau cho tất cả các mã cổ phiếu?
Độ biến động là yếu tố được coi trọng nhất trong việc phân bổ tiền vào cổ phiếu nào và tỷ trọng bao nhiêu. Sau đó là sự tích lũy ở nền giá chắc chắn, thời gian củng cố ở nền giá đó là bao l, các nền giá 1-2 là tốt, với các cp đã ở nền giá 3-4-5 thì cơ hội sẽ khá khó khăn và gặp phải sự biến động khá lớn khi tham gia.
Cố gắng giữ tỷ trọng mỗi cổ phiếu là đều nhau, nhưng còn phụ thuộc vào thanh khoản của cổ phiếu đó đang ntn, rất nhiều khi cp tốt nhưng không đủ thanh khoản để mua/bán nó.
IV. Phân tích kỹ thuật
31. Ông đi từ việc quan tâm mã cổ phiếu đến việc đưa ra quyết định mua ntn? Cụ thể, ông tìm kiếm đặc điểm gì về giá và khối lượng trước khi mau cổ phiếu?
Điều quan trọng nhất là cổ phiếu đó có sự thu hẹp về độ biến động, cạn kiệt lực bán ra, thể hiện sự chắc chắn trong phiên tăng giá đi kèm khối lượng lớn, khi đ ingang ở nền giá có sự nén chặt trong 1 tuần hoặc lâu hơn trước khi tăng tiếp.
Nếu hành động giá trong ngày thực sự tốt thì sẽ có thể mạo hiểm mua vào nhiều hơn khi nó phá vỡ nền giá đi lên.
32. Ông có đầu tư vào cổ phiếu có hành động giá tốt trong 1 thị trường tăng giá mạnh mẽ, nhưng các yếu tố cơ bản lại không thuận lợi không?
Đại đa số sẽ thấy thoải mái mau hơn khi có cả 3 yếu tố: thị trường tăng giá khỏe, yếu tố cơ bản tốt, và các dấu hiệu kỹ thuật (nền giá vững chắc) tốt.
Tuy nhiên, cũng nhiều lúc cổ phiếu ko có lợi nhuận nhưng giá vẫn tăng 1 cách bí ẩn rất mạnh mẽ thì vẫn tham gia thuần theo kỹ thuật, và xác định là lướt sóng và có thể bán đi bất kỳ lúc nào khi yếu tố kỹ thuật đã bị thay đổi.
Khi cổ phiếu vẫn ở xu hướng tăng thì sẽ tiếp tục giao dịch cho tới khi hết xu hướng tăng.
33. Liệu 1 cổ phiếu có yếu tố cơ bản kém nhưng sở hữu sức mạnh giá tương đối (RS) tuyệt vời và đang giao dịch ở gần đỉnh 52w vẫn đủ điều kiện làm cổ phiếu dẫn dắt (leader) không? Có ý kiến cho rằng, 1 cổ phiếu có RS cao phải có 1 số lý do cơ bản nhất định.
Về cơ bản, chỉ cần giá là đủ trở thành cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Nhưng nếu nó đi kèm với lợi nhuận tăng trưởng đặc biệt tốt thì các yếu tố tăng giá sẽ chắc chắn và bền vững hơn. Khoảng 70% các cổ phiếu dẫn dắt là vừa có yếu tố giá và cơ bản thuận lợi, vào 1/3 trong số đó có thể ko có hoặc thông tin lợi nhuận tốt chưa đc đưa ra tại thời điểm giá tăng mạnh mẽ thành cổ phiếu dẫn dắt.
34. Làm thế nào để xác định được 1 xu hướng tăng
Xem xét các đường trung bình ma50, ma150, ma200, không bao giờ mua cp nằm dưới ma200 để tránh các cổ phiếu đang giao dịch trong xu hướng giảm dài hạn. Ma50 cũng cần nằm trên ma200 và đều có xu hướng dốc lên. Nếu xu hướng mạnh nữa thì ma20 nằm trên đường ma50.
35. Ông có sử dụng bất kỳ chỉ báo nào không, ví dụ như Stochastics, macd hoặc atr (average true range)?
Hầu hết đều chỉ sử dụng giá, khối lượng và 1 số đường trung bình di động đi kèm với các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp (doanh thu, lợi nhuân, lợi nhuận biên) để quyết định đầu tư. Các thông số cũng khá đơn giản và dễ tiếp cận.
36. Ông thích mua cổ phiếu có đà tăng trưởng tại điểm kéo ngược (pullback) hay thích mau tại điểm phá vỡ (breakout)?
Mua tại điểm phá vỡ là tốt nhất vì có thể cp đó tăng ngay mà ko kéo ngược lại và bạn lỡ sóng. Mua ở điểm kéo ngược khi ta đã lỡ song ở điểm phá vỡ trước đó. Bên cạnh đó, nếu thị trường đang tăng mạnh mẽ thì mau ở điểm phá vỡ là tối ưu, còn tron thị trường biến động thất thường thì các điểm kéo ngược lại là điểm mua có vẻ tốt hơn.
Đợi các điểm khi giá kéo ngược về ma10 để mua cũng là chiến lược thích hợp để tham gia vào các siêu cổ phiếu đó.
37. Ông định nghĩa điểm phá vỡ là như thế nào?
Điểm phá vỡ thường là điểm mà vượt cao lên trên 1 mức giá định trước. Đó thường là nền giá hoặc vùng củng cố đi ngang trước đó. 1 nền giá tốt nên kéo dài ít nhất 4 tuần, khi cổ phiếu thoát ra khỏi nền giá, thanh khoản nên cao hơn 25% và tốt nhất 100% so với mức trung bình.
Sau khí phá vỡ, giá có thể tăng 2-3 ngày sau đó điều chỉnh đi ngang củng cố và không bao giờ quay lại vùng củng cố pivot cũ nữa. Nếu quay lại thì đợt tăng giá này nhiều khả năng sẽ thất bại hoặc tiềm năng tăng giá sẽ khá yếu.
Điểm phá vỡ cũng có thể đc coi là điểm vượt lên trên đường xu hướng, vượt đỉnh cũ hoặc vượt qua 1 vài điểm pivot, lý tưởng nhất là tại đó có cả 3 loại vượt này cùng xảy ra đồng thời.
38. Tôi đã từng gặp phải các điểm phá vỡ giả. Theo đó, giá cổ phiếu quay trở lại bên trong nền giá và tích lũy lâu hơn. Ông có cho rằng việc mau cao hơn 10-20 cent so với điểm mua sẽ là 1 kỹ thuật hiệu quả để tránh bị sập bẫy các điểm phá vỡ giả không?
Khi có điểm phá vỡ, ta vẫn nên mua vào nhưng ở 1 vị thế vừa phải và chờ đợi xem nó có thực sự vượt qua đc điểm phá vỡ đó ko, Chờ đợi để giá tăng vượt qua 5-10-20 cent mới mua hoặc mua tiếp cũng có thể được chấp nhận. Nhưng ko có gì chắc chắc việc giá ko quay trở lại nền giá sau đó. Điều đó còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thị trường chung lúc đó.
39. Ông có bao giờ mở vị thế khi cổ phiếu vẫn đang ở trong vùng củng cố với khối lượng thấp hoặc đang đi ngang hay ông luôn chờ đến khi cổ phiếu xảy ra điểm phá vỡ?
Hầu như sẽ ko mua khi cổ phiếu vẫn nằm trong nền giá và chưa thoát khỏi điểm pivot, vì khi nằm tại đó vẫn còn rất nhiều rủi ro gặp phải khi cổ phiếu bị hạ khuyến nghị hay 1 số vấn đề khác dẫn tới giảm giá dù thanh khoản có thể cạn kiệt rồi. Vẫn phải đợi nó vượt qua điểm pivot hoặc đang tăng mạnh mẽ tiến về đó để bắt đầu mua, nhưng không nên mua mạnh mẽ ngay mà cần cần giải ngân từng phần từ từ.
40. Đâu là dấu hiệu kỹ thuật quan trọng nhất mà ông xem xét trước khi mua 1 cổ phiếu?
Hành động của giá và khối lượng cùng sức mạnh giá tương đối (RS) là các chỉ báo chính quyết định. Ngoài ra thị trường chung cần đang ở xu hướng đi lên, đỉnh cao cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước và cổ phiếu định mau cũng phải đang vận động theo mô hình đó.
41. Nếu giá mở cửa của 1 cổ phiếu nằm trong phạm vi giá của ngày giao dịch hôm trước, sau đó tăng vượt lên điểm mau của ông, nhưng vào cuối ngày, khối lượng chỉ ở mức trung bình hoặc thậm chí thấp hơn, liệu đó có phải là 1 tín hiệu cần thận trọng.
Nếu giá tăng vượt qua điểm pivot mua và kết thúc với khối lượng thấp thì là điều tiêu cực, nếu sau đó bị bán với khối lượng lớn thì cần thoát ra ngay, nếu trong các ngày tiếp theo tăng với khối lượng lớn đi kèm mới tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đó.
42. Ông làm thế nào để đánh giá khối lượng giao dịch, nếu 1 cổ phiếu bắt đầu tăng giá ngày từ đầu phiên nên chưa có nhiều thông tin về khối lượng?
Ta có thể nội suy khối lượng dựa trên khối lượng đã khớp trong 1 số thời gian so với ngày hôm trước. nếu khối lượng tăng như dự tính là 1 kịch bản tốt. Khi cổ phiếu thoát khỏi nền giá ta sẽ mua 1 phần nhỏ tỷ trọng và chờ đợi xác nhận từ khối lượng kèm theo để xác định tiếp tục mua hay thôi.
43. Ông có mua 1 cổ phiếu ngay cả khi không có khối lượng lớn đi kèm tại điểm phá vỡ hoặc điểm pivot, và hy vọng khối lượng lớn sẽ xuất hiện sau đó?
Thường nếu có hành đọng giá phù hợp phá vỡ điểm pivot sẽ mau với 1 tỷ trọng vừa phải, sau đó nếu có sự xác nhận của khối lượng sẽ tiếp tục giá tăng vị thế lên cao hơn, nếu ko sẽ bán ra cổ phiếu đã mua lúc trước.
44. Tại sao ông lại chọn việc mua 1 cổ phiếu không có sự xác nhận khối lượng (đc xác định lúc đóng cửa) thay vì đợi cho đến khi khối lượng đổ vào cổ phiếu đó rồi mới mua?
Nếu đợi xác nhận cả khối lượng ta có thể bị lỡ nhịp tăng của cổ phiếu đó. Nên khi có xác nhận về hành động giá nên tham gia ngay 1 phần sau đó xác nhân khối lượng sẽ tiếp tục gia tăng tỷ trọng thêm sau đó.
45. Nếu khối lượng không tiếp tục đổ vào và đẩy cổ phiếu lên cao hơn sau x ngày nắm giữ từ khi mua, ông có cân nhắc bán vị thế đó không?
Ta sẽ theo dõi hành động giá của cổ phiếu đó, nếu không tăng sẽ di chuyển điểm bán lên = điểm hòa vốn của nó. Nếu giá tiếp tục tăng mà không có khối lượng thì sẽ vấn nắm giữ và chờ đợi cơ hội cho cổ phiếu đó, nếu khối lượng đảo chiều sẽ bán ngay cổ phiếu đó đi.
46. Ông kiên nhẫn đến mức nào với các cú điều chỉnh kéo ngược ngay sau khi cổ phiếu bứt phá về điểm phá vỡ, hoặc thậm chí kéo ngược xuống ngay dưới vùng phá vỡ?
Cổ phiếu thường có 50% khả năng giảm quay lại vùng giá cũ. Tuy nhiên, các cổ phiếu mạnh nhất thường sẽ không giảm trở lại vùng giá đó mà củng cố ở vùng giá cao hơn và tiếp tục bứt tốc sau đó. Việc rơi về vùng giá cũ mà chưa chạm điểm cắt lỗ thì sẽ vẫn cho nó thời gian, nếu chạm điểm cắt lỗ sẽ bán ra nó ngay.
47. Ông thường giao dịch dựa trên bao nhiêu loại tín hiệu giao dịch (trade setup) hoặc bao nhiêu mẫu hình đồ thị?
Thường khoảng 8 mẫu hình, nhưng chúng đều là các biến thể của 2 chiến lược chính là mua tại điểm phá vỡ (pivot) hoặc mua khi kéo ngược (pullback). Ta có thể kéo các đường đỉnh đáy của 1 nền giá để theo dõi điểm mua, có vài mô hình thường được dùng như cốc tay cầm, cờ tăng giá, nền giá phẳng, kênh giá dốc xuống.
V. Phân tích cơ bản
48. Ông tìm kiếm các cổ phiếu với yếu tố cơ bản phù hợp sau đó mới nhìn vào đồ thị để giao dịch hay làm ngược lại?
Các nhà đầu tư đều quan sát đồ thị trước, nếu có đồ thị đẹp, xu hướng tốt mạnh mới xem xét các yếu tố cơ bản của chúng. Họ sẽ ko mua các công ty có yếu tố cơ bản tốt mà đồ thị xấu, hay đang trong xu hướng giảm giá.
49. Trước khi mua, ông thường dành bao nhiêu thời gian để nghiên cứu 1 cổ phiếu (cơ bản, tin tức, đồ thị,…)
Hầu hết họ đều ít quan tâm tới cơ bản, chủ yếu nghiên cứu kỹ thuật, vì họ nghĩ các yếu tố cơ bản rồi sẽ phản ánh vào diễn biến giá và khối lượng và khi phù hợp họ sẽ mua chúng. Tuy nhiên, nếu yếu tố kỹ thuật tốt đi kèm với cơ bản tốt sẽ giúp tạo ra các cổ phiếu tăng giá bền vững và mạnh mẽ.
50. Ông sử dụng nguồn thông tin hoặc tài liệu nghiên cứu nào? Làm thế nào để sử dụng hiệu quả các tin tức trong giai dịch?
Họ thường đọc các trang thông tin tài chính và đánh giá xem tin tức đó ảnh hưởng ntn tới phản ứng giá và khối lượng giao dịch của các cổ phiếu. Hạn chế mua/bán theo dự báo tin tức mà thực hiện theo sự phản ứng của cổ phiếu theo tin tức. Tự ra qđịnh đầu tư dựa trên thông tin cơ bản mà ko đầu tư theo tin tức.
51. Trung bình ông nghiên cứu hoặc xem xét bao nhiêu cổ phiếu mỗi ngày?
Xem xét hàng trăm đồ thị, nhưng chỉ theo dõi cơ bản vài công ty trong ngày. Phần lớn các công ty đã biết và chỉ có 1 số chưa biết gì về chúng nên cập nhật cũng tương đối dễ dàng. 1 số người phải xem 300-400 đồ thị, xem cơ bản 5-10 công ty nên cộng việc cũng rất vất vả hàng ngày, hàng tuần.
52. Ông có cho rằng các yếu tố cơ bản ảnh hướng đến chuyển động giá của cổ phiếu trong hiện tại vẫn không thay đổi so với những năm trước đây?
Lợi nhuận của dno luôn là yếu tố quan trọng nhất đẩy giá cổ phiếu đi lên, bên cạnh đó là lãi suất và mức độ bơm tiền của Fed. Về dài hạn, các cổ phiếu muốn tăng mạnh mẽ rất dài đều đòi hỏi cần có yếu tố cơ bản mạnh mẽ, tăng trưởng mạnh mẽ dẫn dắt.
53. Ông tìm kiếm những yếu tố cơ bản nào khi bán khống 1 cổ phiếu?
Sự giảm tốc trong tăng trưởng lợi nhuận là 1 ý tưởng tốt. Tuy nhiên, rất nhiều công ty có sự tăng trưởng mạnh mẽ sau đó dù cổ phiếu đã tạo đỉnh đi xuống. Nên yếu tố kỹ thuật đc đề cao hơn, bán khống khi cổ phiếu sau đợt giảm đầu tiên có sự phục hồi theo mô hình cú nhẩy con mèo chết là ý tưởng tốt.
54. Làm thế nào để đánh giá đà tăng trưởng của lợi nhuận?
Các công ty thu hút đc là các công ty có sự tăng trưởng mạnh mẽ về lơi nhuận trong 1-4 quý gần đây, mức tăng này là tăng trưởng so với quý trước đó và cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng cũng nên tăng dần trong 3 quý liên tiếp và ngày càng mạnh, đi kèm với tăng trưởng doanh thu sẽ thu hút đc rất nhiều nhà đầu tư tham gia vào các công ty này.
55. Ông có yêu cầu tăng trưởng doanh thu phải mạnh mẽ howacj tăng tốc hay không?
Tăng trưởng lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất, nhưng nếu ko có tăng trưởng doanh thu thì đà tăng giá cổ phiếu cũng khó có thể duy trì lâu dài, vẫn cần có tăng trưởng doanh thu đi cùng thì đà tăng trưởng lợi nhuận mới có thể duy trì được lâu dài và tạo ra các siêu cổ phiếu tăng trưởng dài hạn. Sự tăng trưởng của cả doanh thu và lợi nhuận cùng nhau là điều tuyệt vời mà ai cũng chờ mong.
56. Ông có sử dụng các tiêu chí biên lợi nhuận (profit margin), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong phân tích cơ bản không?
Profit margin là tiêu chí xúc tác quan trọng để thúc đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh, với roe nên dùng để so sánh nó với các công ty khác trong ngành, roe từ 15-17% trở lên là mức tốt cho các công ty đang xem xét.
57. Các cổ phiếu có đà tăng trưởng (momentum stocks) thường là những cổ phiếu có tăng trưởng cao và chỉ số P/E cao, Ông có bao giờ tìm thấy các cổ phiếu có đà tăng trưởng với chỉ số P/E thấp?
Các nhà đầu tư dạng này ít quan tâm tới P/E, nhưng thường các công ty có đà tăng trưởng thì hiếm khi P/E ở mức thấp mà thường xuyên ở mức cao. P/E cao cũng thể hiện công ty đó có sự hâp dẫn nào đó mới có thể duy trì đc mức P/E cao đến vậy.
58. Giữa tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận quý hiện tại và tỷ lệ tăng trưởng dài hạn, tiêu chí nào quan trọng hơn khi ông quyết định tham gia 1 giao dịch? Hay ông yêu cầu cả 2 điều này hoặc không cần cả 2?
Để dự báo đc tăng trưởng dài hạn là rất khó và hầu như khó có khả năng thực hiện chính xác. Vì vậy, họ đều tập trung vào tăng trưởng quý hiện tại và 2-3 quý gần nhất. các cổ phiếu có gia tăng mạnh đều là các cổ phiếu có quý hiện tại và 2-3 quý gần đây cũng tăng trưởng mạnh mẽ.
VI. Thị trường chung
59. Phương pháp giao dịch của ông có thể áp dụng cho các chỉ số thị trường không, hay chỉ áp dụng cho các cổ phiếu?
Có thể sử dụng phương pháp này cho các giao dịch chỉ số chứng khoán, hđ tương lai, hàng hóa,… nhưng nhìn chung các sản phẩm kia có sự trung bình lớn và rất khó có sự biến động tăng giá đều như cổ phiếu, giá có thể chuyển động hỗn loạn tăng/giảm liên tục và khó kiểm soát hơn nhiều.
60. Ông có cố gắng định thời điểm thị trường chung để định hướng cho giao dịch của mình không? Ông có theo dõi thước đo hoặc chỉ báo thị trường nào không?
Các nhà đầu tư tập trung chính vào từng cổ phiếu cụ thể, định thời điểm qua các chỉ báo các điểm đảo chiều nhưng chỉ để tham khảo chứ hiếm khi dùng nó giao dịch các chỉ số thi trường chung.
Ko nên để thị trường chung làm bạn quá hưng phấn hay bi quan, vẫn nên tập trung chính vào hành động giá của từng cổ phiếu cụ thể bạn đang theo dõi và năm giữ. Ta có thể theo dõi 1 số chỉ tiêu như A/D, new high, new low, thanh khoản thị trường, chỉ báo tâm lý, hành động cổ phiếu dẫn dắt,… để theo dõi thị trường.
61. Ông chọn bán cổ phiếu nào khi chỉ số thị trường chung xuất hiện tín hiệu bán mới?
Họ sẽ bán các cổ phiếu đang gây lỗ trong danh mục của họ đi đầu tiên, các cổ phiếu dính lệnh dừng lỗ, hoặc các cổ phiếu đã có lợi nhuận khá và bắt đầu có các dấu hiệu đảo chiều. Hầu hết ko quan tâm đến giao dịch các chỉ số chung trên thị trường mà tập trung vào từng cổ phiếu cụ thể.
62. Khi thị trường chung bắt đầu “có mùi”, ông thiên về việc chốt lãi những cổ phiểu đang có lợi nhuận không đáng kể, kéo lệnh dừng lỗ về điểm hòa vốn hay chờ đợi đến khi cổ phiếu chạm đến điểm dừng lỗ ban đầu?
Thứ tự sẽ bán cổ phiếu từ lỗ nhiều tới lỗ ít, lãi ít và lãi nhiều. di chuyển điểm dừng lỗ lên điểm hòa vốn hoặc vẫn có lãi và thực hiện khi giá di chuyển về tới các điểm đó. Có thể chịu đựng qua đợt điều chỉnh tự nhiên nhưng nếu dính lệnh dừng lỗ thì sẽ vẫn bán cổ phiếu đi.
63. Nếu đồ thị của 1 cổ phiếu có xu hướng tăng rất đẹp, nhưng thị trường chung lại đang trong xu hướng giảm, ông sẽ mua cổ phiếu đó hay chỉ đứng ngoài quan sát?
Khi thị trường chung giảm mạnh or đang ở thị trường con gấu thì thường đứng ngoài hoặc giao dịch với tỷ trọng rất nhỏ, thường hầu hết cổ phiếu đều bị đi theo thi trường chung, khi thị trường chững lại đà giảm và tích lũy có thể sẽ tham gia lại ở các cổ phiếu dẫn dắt hàng đầu.
64. Làm thế nào để xác định xem thị trường đang phân phối hay đang tích lũy? Ông vận dụng điều này ntn trong giao dịch?
Nếu thị trường giảm mạnh kèm khối lượng lớn là dấu hiệu của sự phân phối và ta cần giảm quy mô đầu tư, ngược lại nếu thị trường tăng với thanh khoản tăng vọt là dấu hiệu cho sự tích lũy trên thị trường.
Ta cũng có thể theo dõi các cổ phiếu hàng đầu nếu lệnh treo mau bị khớp là chính là dấu hiệu xấu và ngược lại lệnh treo bán đc khớp là tín hiệu tốt.
65. Khi phân tích thị trường chung, điều gì khiến ông đầu tư năng động hơn? Làm thế nào để biết thời điểm nào nên tăng tốc?
Khi mua cổ phiếu và có lợi nhuận, và điều đó sẽ thúc đẩy giao dịch năng động hơn. Khi hàng loạt các cổ phiếu liên tục tạo đỉnh 52w mới và cổ phiếu dẫn dắt xuất hiện thì sẽ thúc đẩy sự giao dịch cao hơn vì thể hiện xu thế thị trường chung là tăng giá đã hình thành.
Kết quả giao dịch càng tốt thì càng gia tăng quy mô đầu tư lên cao hơn. Nếu không sẽ cắt giảm quy mô đầu tư xuống.
66. Nếu ông thấy 1 cổ phiếu dẫn dắt tạo điểm phá vỡ thoát khỏi nền giá tốt, trước khi thi trường chung có ngày bùng nổ theo đà (follow through day), ông có mua cổ phiếu đó không? Nếu có, ông mua đầy đủ 1 vị thế trước khi xảy ra ngày bùng nổ theo đà hay sẽ mua thận trọng hơn?
Nếu chưa có ngày bùng nổ theo đà, mà cổ phiếu có sự tăng trưởng và tạo đáy trước đi lên thì sẽ vẫn mau cổ phiếu đó nhưng ở 1 tỷ trọng thận trọng hơn thường <50% lượng muốn mua.
Khi xuất hiện ngày bùng nổ theo đà sẽ mua nốt tỷ trọng còn lại cần thiết. Nhưng nếu có ngày bùng nổ theo đà mà ko có cổ phiếu nào đạt tiêu chí đầu tư thì sẽ vẫn không tiến hành đầu tư vội vàng mà tiếp tục chờ đợi.
VII. Tiêu chí mua
67. 1 cổ phiếu cần có những đặc điểm gì để ông xem là tiềm năng?
Về mặt cơ bản, cổ phiếu đó phải có đà tăng trưởng lợi nhuậ, doanh thu mạnh, đột biến và đang tăng tốc. về mật kỹ thuật cổ phiếu đó cần có đà tăng giá tốt, vừa mới tạo điểm phá vỡ thoát ra khỏi nền giá tốt, tại các điểm rủi ro thấp. Cần xem lại lịch sử giá xem đang ở nền giá thứ mấy, nếu quá nền giá thứ 3 thì ko nên tham gia vì sẽ rủi ro rất lớn.
68. Ông mua toàn bộ vị thế trong 1 lần hay mua từng phần và sau đó mua thêm (scale in)? ông có bán giảm tỷ trọng từng phần (scale out) khi 1 cổ phiếu chống lại mình không, hay ông bán hết trong 1 lần?
Thường sẽ mua ở 1 tỷ trọng vừa phải ban đầu, có thể ở mức 40-50% lượng mong muốn ở điểm phá vỡ nền giá (pivot), sau đó chờ đợi tới cuối ngày xem hành động giá mạnh mẽ không, nếu có sẽ mua hteme 20%, sau đó đợi 2-3 ngày xem cổ phiếu diễn biến ntn, nếu ổn sẽ tiếp tục mua thêm, nếu trì trệ ở vùng giá đó hoặc rơi lại vùng củng cố thì sẽ cắt giảm vị thế đã mua xuống. Khi bán thì thường giảm dần vị thế, chỉ bán hết nếu giá cổ phiếu đột ngột nhẩy gap giá vọt qua điểm cắt lỗ dự kiến.
69. Khi cổ phiếu tạo điểm phá vỡ, ông sẽ mua khi giá vượt lên trên điểm pivot 1 khoảng nhất định ngay trong phiên hay chờ giá đóng cửa cuối ngày?
Thường sẽ mua ngay khi giá vọt lên điểm pivot và bắt đầu vọt qua với tỷ trọng khoảng <50% lượng cần mua., sau đó quan sát đà tăng giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu để quyết định mua hết hay không. Thường cổ phiếu tốt sẽ có thanh khoản tăng mạnh trong giai đoạn sau khi vọt qua điểm pivot mới tạo ra đc vùng giá mới tốt.
70. Ông đi từ trạng thái nắm giữ hoàn toàn bằng tiền mặt sang giải ngân toàn bộ ntn?
Thường sẽ mua các cổ phiếu dẫn dắt mà ko ngồi đợi cổ phiếu yêu thích để mua. Nếu thị trường đã xác nhận tăng giá mạnh mẽ mà chưa có cổ phiếu dẫn dắt phù hợp hay giải ngân chưa hết thì có thể mau các chỉ số ETF thị trường và khi có cổ phiếu phù hợp sẽ bán các quỹ etf đi để mua chúng.
Khi mua cổ phiếu mà lãi ngay thì thường sẽ tạo ra sự hưng phấn và giao dịch năng động hơn để giải ngân hết và ngược lại nếu thua lỗ kéo đến sẽ cắt giảm quy mô đầu tư xuống.
71. Ông xử lý ntn khi nhiều cổ phiếu đồng loạt có tín hiệu mua? Giả sử 4-5 cổ phiếu trong 15 mã ong đang theo dõi đồng thời xảy ra điểm phá vỡ thì ông hành động ra sao?
Rất hiếm khi có đồng loạt cổ phiếu có điểm mua, nếu có thì là xuất hiện gần nhau do thi trường tăng giá mạnh mẽ. Thường sẽ theo dõi kỹ các cổ phiếu đang dự kiến mua, có thể đặt các cảnh báo khi giá chạm các điểm đó để lập tức mua ngay.
72. Ông xác định điểm mua bằng cách nào?
Tìm kiếm đường kháng cự yếu nhất theo cách gọi của Livermore. Đây là 1 khung dao động giá (trading rage) thắt chặt đến chin muồi, khi nguồn cung ngừng đổ vào thị trường.
Lúc này, giá cổ phiếu tăng bùng nổ vì nguồn cung có hạn trong khi lực cầu mạnh. Nó thường ở điểm khi giá cổ phiêu sở đỉnh cao hoặc điểm kéo ngược trở lại (pullback).
Khi cổ phiếu tọa điểm phá vỡ, sẽ thực hiện lệnh mua khoảng 50% lượng cần thiết, điểm mau còn lại là khi kéo ngược và sự kéo ngược này không được quá 15% so với đỉnh gần nhất với giao dịch có khối lượng lớn, điểm mua ở mức +-5% quanh đỉnh này.
Sử dụng đường trung bình động, đường xu hướng và nhóm chỉ báo đo đà (momentum indicator) để mau tại điểm kéo ngược này.
73. Ông có bao giờ mua lịa 1 cổ phiếu vừa làm ông thua lỗ không? Kế hoạch để tìm điểm mua trở lại là gì?
Việc này thường xuyên diễn ra, vì 50% các cổ phiếu phá vỡ thất bại và qua lại nền giá cũ, tái củng cố lại và cần nhiều thời đian để lỗ lực phá vỡ nền giá cũ đó. Các nhà đầu tư cũng thường tiến hành mua lại khi các cổ phiếu đáp ứng yêu cầu phá vỡ nền giá chặt chẽ, giảm độ biến động và phá vỡ với khối lượng lớn đi kèm.
74. Ông xử lý ntn khi vừa cắt lỗ xong thì cổ phiếu bất ngờ trở lại điểm mua ngay trong phiên?
Vẫn có những trường hợp đó, nhưng nếu xảy ra thì nó thể hiện cổ phiếu đó có sự biến động quá mạnh và sẽ khó có thể tiếp tục đầu tư vì độ biến động qúa cao của nó. Bên cạnh đó cần xem lại điểm dừng lỗ quá gần hay không để dính lệnh dừng lỗ đó. Thường hiếm khi ai mua lại ngay cổ phiếu đó trong phiên ngay khi vừa bán nó đi.
75. Ông có nghĩ rằng 1 nhà giao dịch nên tham gia các cổ phiếu có đà tăng trưởng (momentum stock) bằng cách mua khi cổ phiếu đó kéo ngược (pullback) về đường trung bình động (MA) không?
Cách giao dịch này cũng tương đối cơ bản, các cổ phiếu điều chỉnh kéo ngược về đường trung bình ma20, ma50 để mua cũng tương đối tốt, nhưng chỉ mua khi giá đã bắt đầu bật lại chứ ko mau lúc giá đang giảm. Bên cạnh đó, các cổ phiếu mạnh nhất thường chỉ điều chỉnh về các đường ma10 hoặc ma20 là sẽ bật tăng trở lại.
76. Ông có thể cho lời khuyên về việc tăng thêm tỷ trọng ở các cổ phiếu chiến thắng?
Thường sẽ mua đầu ngày và mua thêm vào cuối ngày, tập trung mua ở điểm pivot là chính sau đó dùng lãi tài trợ mua thêm chứ ko gia tăng tỷ trọng mù quáng vì trung bình giá lên mạnh sẽ dẫn tới giá vốn quá cao và 1 cú giảm có thể xóa sạch lợi nhuận ta đang có. Chỉ mua trung bình giá lên chứ ko mua trung bình giá xuống.
77. Ông mua các “khoảng trống tăng giá” (gap) hay không? Nếu có, ông sẽ làm gì nếu cổ phiếu tạo khoảng trống tăng giá vượt nhanh qua điểm mua của ông?
Nếu khoảng trống tăng giá xảy ra khi có các thông tin đột biến về lợi nhuận của doanh nghiệp thì và điểm mua vẫn còn với mức cao hơn vài % so với điểm pivot thì vẫn tiến hành mau bình thường, nếu tăng quá xa pivot thì sẽ thôi không mua.
Hiếm khi chạy vào mua cổ phiếu mà nó bỗng nhiên nhảy gap giá tăng mà ko đi kèm yếu tố cơ bản gì đi cùng. Chờ đợi đóng cửa ngày xem cổ phiếu đóng cửa mạnh hay không.
Nếu mạnh có thể mua 1 phần và đặt điểm dừng lỗ ở giá thấp nhất của ngày, nếu yếu thì tiếp tục quan sát theo dõi thêm cổ phiếu nhẩy gap đó để tìm kiếm nền giá củng cố phù hợp hơn.
Khoảng trống giá này cũng cần tăng ko quá 5% so với điểm pivot thì mới tiến hành mua, nếu không đợi cổ phiếu thiết lập nền giá nhỏ, và khi giá vượt qua nền giá nhỏ tăng với khối lượng lớn sẽ nhẩy vào mua.
VIII. Quản trị rủi ro
78. Ông đã xác định điểm dừng lỗ cho các giao dịch ntn?
Thường tính theo tỷ lệ % chấp nhận lỗ và kết hợp với các đường hỗ trợ, nếu chạm tỷ lệ % hay thủng đường hỗ trợ sẽ bán đi. Ngoài ra, có thể kẻ đường trendline tăng và khi thủng sẽ bán, 1 số đường hỗ trợ thường dùng khác là MA 10 và MA 21.
Thường sẽ cắt lỗ khi khoảng lỗ lên tới 4% và 6%, hoặc khi đồ thị gãy xu hướng tăng sẽ bán khi giá giảm từ 3-10% so với điểm mua.
79. Tỷ lệ rủi ro tối đa trên tổng vốn đầu tư mà ông có thể chấp nhận cho mỗi lượt giao dịch là bao nhiêu %?
Thường vào khoảng 0.75-1.25% cho mỗi vị thế và tối đa là 2.5% cho 1 vị thế. Tổng lỗ cho tài khoản có thể chấp nhận được ở mức khoảng 1% tổng tài khoản. Khi mọi thứ tốt đẹp thị trường tăng trưởng có thể nâng mức chấp nhận lỗ trên tổng tài khoản lên 2-3%.
80. Thiết lập các điểm dừng lỗ chặt là 1 chuyện, nhưng trong trường hợp cổ phiếu tạo khoảng trống giảm giá khi nắm giữ qua đêm thì ông đối phó ntn?
Khoảng trống giảm giá mạnh sẽ ít xảy ra trong 1 thị trường đang tăng giá mạnh và việc lựa chọn điểm mua đúng trong 1 thị trường đang đà tăng mạnh.
Rủi ro này luôn tồn tại trong các kỳ ra báo cáo của doanh nghiệp hay trước các buổi họp của FOMC, cũng ko nên quá lo ngại điều này, vì thường cổ phiếu có dấu hiệu suy yếu rồi mới có cú nhẩy giá mạnh.
Ta có thể chủ động giảm vị thế khi thấy các rủi ro đó.
81. Khi thiết lập điểm dừng lỗ, ông sẵn sàng chấp nhận 1 khoảng lỗ 10% hay 2 khoản lỗ 5%, cái nào cho ông nhiều cơ hội để thành công với giao dịch hơn?
Chấp nhận các khoản lỗ nhỏ và cố gắng ko để 1 khoản lỗ vượt quá 10%. Tốt nhất giới hạn 1 vị thế có thể lỗ chỉ ở mức 5% thì việc quay lại mới dễ dàng được.
82. Ông có thể nêu ra ví dụ về 1 giao dịch thua lỗ khi ông phân tích sai và giải thích lý do?
Sai lầm thường xảy ra khi lựa chọn đầu tư theo cảm tính và bị thu hút bởi các cổ phiếu hấp dẫn nhưng ko có nền giá chắc chắn trước đó. Các cp phá vỡ nền giá với khối lượng thấp và sau đó khối lượng giảm dần và thất bại dẫn tới việc bán cắt lỗ vị thế.
83. Nếu hành động giá của cổ phiếu chống lại ông và ông đang lỗ, ông sẽ bán từng phần hay bán luôn toàn bộ vị thế trong 1 lần?
Lý tưởng nhất là bán cắt lỗ toàn bộ nhanh chóng khi chạm điểm dừng lỗ. Nhưng rất nhiều cổ phiếu có thanh khoản ko đủ để bán và ta có thể phải bán từng phần. ưu tiên bán các quyền chọn mua đi trước sau đó mới bán tới cổ phiếu, vì khi bán cổ phiếu trước sẽ làm giá quyền chọn mua bị giảm thêm nữa.
84. Ông gửi lệnh dừng lỗ trực tiếp tới nhà môi giới hay chỉ sử dụng điểm dừng lỗ đặt trong đầu? có vẻ như các nhà tạo lập thị trường thường “săn” các điểm dừng lỗ, đặc biệt với các khoảng trống giảm giá khi mở cửa?
Sử dụng các lệnh dừng lỗ trong đầu, kết hợp với hành động giá và phải tuân thủ kỷ luật cắt lỗ. Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ thanh khoản kém mới hay bị các lệnh săn dừng lỗ, các cổ phiếu lớn thì độ biến động thấp hơn nen sẽ ít bị hơn.
85. Ông sử dụng quy tắc dừng lỗ gì khi 1 cổ phiếu vừa mới xuất hiện điểm phá vỡ nhưng ngưỡng hỗ trợ rõ ràng, gần nhất lại thấp hơn giá thị trường tới 15-20%? 1 điểm dừng lỗ 10% liệu có cung cấp đủ cơ hội nhưng vẫn đủ chặt để kiểm soát rủi ro?
Với các khoản lỗ 10-20% sẽ làm ta phá sản và khó có thể giao dịch thành công. Cố gắng thoát các lệnh thua lỗ ở mức 2-3% và 5% là mức bắt đầu rất nhiều và ko đc để quá 10% cho mỗi cổ phiếu ta mới có nhiều cơ hội phục hồi lại nhanh chóng.
86. Điều gì xảy ra nếu cổ phiếu chạm đến điểm dừng lỗ với khối lượng rất thấp? ông vẫn cắt lỗ hay giữ lại và cho cổ phiếu thêm 1 chút cơ hội?
Hãy cắt lỗ ngay vì nếu ko các khoản thua lỗ này cũng sớm thành các khoản lỗ lớn. Ít nhất cắt giảm 30-40% tỷ trọng hiện có và tiếp tục bán đi sau đó.
87. Làm thế nào để tránh dính lệnh dừng lỗ trong 1 thi trường biến động khó lượng?
Thường việc hay dính lệnh dừng lỗ do phương pháp chọn cổ phiếu, điểm mua sai và do thị trường có sự biến động quá lớn. Các thị trường đ ingang nhưng biến động tăng/giảm rất lớn là rất nguy hiểm vì nó sẽ nghiền nát cả bên long/short bởi sự biến động của nó.
Nên hạn chế ko nên tham gia khi thị trường ở giai đoạn này và chỉ tham gia khi có xu hướng đi lên rõ ràng.
88. Ông xử lý giao dịch ra sao nếu xảy ra tình huống ngoài dự đoán? Giả sử ông mua ở mức 20$ và đặt điểm dừng lỗ ở 19$, nhưng cổ phiếu tạo khoảng trống giảm giá rơi xuống 15$ khi ra tin chẳng hạn?
Sẽ bán đi ngay các khoản thua lỗ này. Có thể đợi sau khoảng 30’ đầu giao dịch giảm cổ phiếu có phục hồi lại đc không, nếu phục hồi đc khoảng 50% số giảm sẽ giữ thêm 1-2 ngày để bán, nếu không sẽ bán ngay cổ phiếu đi.
IX. Quản trị giao dịch
89. Ông có bao giờ sử dụng chiến lược “lướt song ngắn hạn dựa trên lượng cổ phiếu nhất định” không?
Thường sử dụng khi cổ phiếu chưa vào đà tăng thật sự, nhưng với các cổ phiếu đó những nhà đầu tư này lại ko tham gia.
Phần còn lại là sẽ bán cổ phiếu đi sau khi nó tăng 20-30%, sau đó chờ đợi cổ phiếu kéo ngược về đường trung bình MA 10 hoặc MA 21, nếu cổ phiếu vẫn khỏe sẽ tham gia lại và canh chừng nó để bán ra khi cổ phiếu bắt đầu suy yếu.
Hạn chế mua lại với tỷ trọng lớn mà nên mua với tỷ trọng nhỏ hơn vì khi đó giá vốn đã ở mức cao hơn.
90. Ông có thể kể chi tiết về 1 giao dịch thành công và 1 giao dịch thua lỗ gần đây không?
Mỗi người đều có những cổ phiếu thành công và thất bại, nhưng họ đều bán rất nhanh các cổ phiếu thua lỗ và giữ được lợi nhuận ở các cổ phiếu thành công rất lâu.
91. Khung thời gian giao dịch của ông là gì?ông nắm giữ cổ phiếu có đà tăng trưởng trong bao lâu?
Thường cắt lỗ sớm trong 2-3 ngày hoặc tối đa 1-2 tuần. Với các khoản đầu tư thắng lợi thì thường nắm giữa khoảng 3 tháng, có thể kéo dài 2-3 quý nhưng thường 1 cổ phiếu tăng mạnh mẽ cũng thường không quá 12-24 tháng cho dù ở trong thị trường tăng giá mạnh mẽ.
Cũng có nhà đầu tư năng động hơn thường nắm giữu chỉ 8-9 ngày với các cổ phiếu chiến thắng khi nó tăng lên 20-30% từ nền giá họ sẽ bán ra.
92. Ông có bao giờ bình quân giá xuống không?
Không mua bình quân giá xuống, cách giao dịch đó khác cách giao dịch của các nhà đầu tư momentum.
93. Cổ phiếu twang giá bao nhiêu so với điểm mua hợp lý sẽ bị xem là đã tăng giá mức và ông sẽ ko bổ sung vị thế nữa?
Với nền giá thứ nhất thì cổ phiếu tăng vượt quá 10% điểm mua sẽ vẫn có thể mua, nhưng với các nền giá tiếp theo thì chỉ trong khoảng 5% từ điểm mua mới mua nếu không sẽ bỏ qua. Các cổ phiếu đã tăng 20% từ nền giá sẽ ko mau dù cám dỗ đến đâu đi chăng nữa vì rủi ro thất bại rất cao.
94. Giả sử ông đang có khoản lãi lớn ở 1 cổ phiếu và nó tiếp tục xây lại nền giá, ông có mua thêm không?
Sẽ tiếp tục mua thêm khi ở nền giá tốt này nhưng sẽ mua ít hơn so với lượng đang nắm giữ. Cũng cso thể bán hết đi trước khi cổ phiếu bắt đầu xây nền giá và mua lại khi nền giá được xây xong.
95. Ông có bao giờ mua hợp đồng quyền chọn bán (put) như 1 giải pháp phòng ngừa rủi ro hoặc khóa khoản lợi nhuận lớn mà ông không muốn bán để tránh bị đánh thuế, hoặc trong trường hợp ông cho rằng thị trường ko giảm sâu mà chỉ là 1 đợt điều chỉnh nhẹ?
Không đưa ra lý do giao dịch vì né tránh thuế, cũng hầu như ko sử dụng các options để giữ cho mọi thứ thật đơn giản.
96. Khi đã có đc 1 khoản lợi nhuận mong muốn ông có bán ra từng phần theo các điểm dừng lỗ di động hay không?
Thường bán từng phần khi cổ phiếu đang tăng và ko dùng các lệnh dừng lỗ di động khi cổ phiếu giảm. Nếu đã giảm mà chạm ngưỡng cắt lỗ sẽ bán hết đi ngay lập tức.
97. Nếu không có thời gian theo dõi thị trường liên tục cả ngày, liệu có nên sử dụng các lệnh dừng lỗ động không?
Có nên dùng, nhưng ko nên để điểm dừng lỗ quá chặt và quá gần giá đang giao dịch vì rất dễ dính lệnh dừng lỗ này. Nếu đầu tư quá tập trung thì nên sử dụng nó để tránh các cú thua lỗ quá lớn.
98. Ông có bao giờ điều chỉnh điểm dừng lỗ 1 khi cổ phiếu gần đạt tới mục tiêu lợi nhuận không? Cụ thể, ông có kéo điểm dừng lỗ lên mức hòa vốn hay vẫn giữ mức dừng lỗ ban đầu?
Thường sẽ di chuyển điểm dừng lỗ lên ít nhất tới giá vốn và sẽ di chuyển tiếp lên khi giá cổ phiếu tiếp tục đi lên. Nếu cổ phiếu tăng giá dài vài tháng thì sẽ bắt đàu giảm dần quy mô vị thế và ít nhất giảm 50% quy mô vị thế đi để đảm bảo an toàn.
99. Ông có đặt giá mục tiêu cho các giao dịch không? Ông có chốt lời 1 phần khi cổ phiếu đạt mục tiêu không hay thiên về chỉ bán theo tín hiệu trên đồ thị?
Thường ko đặt giá mục tiêu bán mà theo dõi các đường và xu hướng, khi nào gẫy xu hướng hay phá vỡ các đường hỗ trợ thì sẽ bán ra cổ phiếu đó, còn không sẽ tiếp tục hold nó để hưởng lợi nhuận.
100. Ông có bao giờ bán 1 cổ phiếu yếu trước khi nó chạm điểm dừng lỗ không? Những yếu tố nào sẽ khiến ông cắt lỗ sớm?
Có 1 danh sách các vi phạm và theo dõi chúng, nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bán đi mà ko cần đợi tới chạm điểm cắt lỗ. Như cổ phiếu tại điểm phá vỡ với khối lượng thấp, sau đó giảm gia với khối lượng lớn, 3-4 lần tạo đáy thấp hơn mà ko có hành động giá hỗ trợ, đóng cửa dưới MA 20, MA 50 là những vi phạm nghiêm trọng cần bán bớt cp đi.
Hoặc khi thị trường đang vào những phiên đóng hợp đồng phái sinh sẽ biến động cao, hay cổ phiếu sau khi qua điểm pivot chững lại ko tăng nữa và bị chôn vốn quá lâu,…hoặc khi muốn bán cổ phiếu yếu đi để mua các cổ phiếu mạnh hơn.
101. Khi 1 cổ phiếu chiến thắng đã tăng đáng kể và bắt đầu kéo ngược, đặc biệt là nếu thị trường chung vẫn giữ nguyên xu hướng tăng, ông sẽ quyết định bán ntn?
Thông thường sẽ di chuyển điểm bán lên cao hơn so với điểm cắt lỗ ban đầu. Có thể sử dụng các đường ma10, ma21 để theo dõi khi cổ phiếu chọc thủng các đường này có thể bán đi.
Tùy thuộc vào tỷ trọng các cổ phiếu đó, nếu nó vẫn tăng theo góc 30 độ thì có thể tiếp tục nắm giữu chúng. Các cổ phiếu có sự tăng giá 20% từ nền giá thường sẽ có điều chỉnh tự nhiên, sự điều chỉnh này nên <2/3 mức tăng trước đó, và sự điều chỉnh càng thấp thì càng mạnh và nên tiếp tục giữ nó.
Các cú kéo ngược điều chỉnh tự nhiên là hoàn toàn bình thường, nếu ko muốn chịu đựng ta có thể bán nó đi và chờ mua lại sau.
102. Ông làm thế nào để xử lý ranh giới mỏng manh giữa việc chốt lãi khi giá đang tăng mạnh và nắm giữ cổ phiếu tốt để tiếp tục sinh lời?
Bán khi tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro chuyển sang bất lợi, sử dụng ma50 để biết khi nào nên bán ra. Theo dõi các đỉnh cao trào như tăng 30% trong 3 tuần sau khoảng 1 năm giá cổ phiếu liên tục đi lên cũng nên bán ra.
Các cổ phiếu tăng ào ào trong 1-2 tuần sau đó giảm mạnh cũng là các cổ phiếu có tín hiệu bán rõ ràng. Bán cổ phiếu khi còn đang rất mạnh là chiến lược rất thuận lợi để ra hàng.
103. Làm thế nào để phân biệt lúc nào nên nắm giữ cổ phiếu cho nhịp tăng lớn hơn với lúc nào nên bán ra và chốt khoản lời từ giao dịch theo dao động?
Việc đổi từ nhà đầu tư sang nhà giao dịch theo dao động (swing trade) sẽ có thể làm ta bị bỏ lỡ các cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ vì bất ngờ nó vọt qua điểm mua của bạn.
Không nên thực hiện đồng thời cả 2 chiến lược này cùng 1 lúc.
104. Ông có bao giờ sử dụng điểm dừng lỗ theo thời gian không?
Thường không dùng mà xem xét trong mối quan hệ thương quan với các cổ phiếu khác, nếu nó yếu hơn sẽ bán nó đi. Hoặc bán khi nó không đi đúng hướng mong muốn.
105. Ông xử lý thế nào với các vị thế sắp có báo cáo kết quả kinh doanh? Ông nắm giữu qua đợt công bố kết quả, giảm tỷ trọng, bán thẳng tay hay nắm giữ? Giả sử cổ phiếu tạo khoảng trống giảm giá rơi xuống dưới điểm dùng lỗ, ông có bán ngay lập tức không?
Nếu vị thế đang thua lỗ thì sẽ thường bán đi trước khi họ công bố kết quả kinh doanh vì lo sợ các thông tin tiêu cực. Nếu chưa mua thì sẽ đợi sau khi có báo cáo kết quả kinh doanh và quan sát hành động giá mới mua. Có khoản lãi lớn từ trước thì có thể giảm 1 phần vị thế và chờ đợi hoặc bán hết ra và chờ đợi phản ứng thị trường với thông tin của doanh nghiệp đưa ra.
106. Trong trường hợp đã đầu tư tối đa, ông có bán bớt vị thế hiện tại khi thấy 1 cổ phiếu mới đáp ứng tiêu chí mua không? Nếu có, ông bán cổ phiếu nào đầu tiên, các cổ phiếu có lợi nhuận cao nhất hay các cổ phiếu biểu hiện kém nhất?
Thường sẽ bán các cổ phiếu thua lỗ đi để mua các cổ phiếu vừa phá vỡ điểm mới. Nên hạn chế bán các cổ phiếu đang tăng giá, trừ khi nó đã tăng quá dài và bắt đầu cso các dấu hiệu bất ổn. Việc bán các cổ phiếu kém nhất đi đc áp dụng nhất quán, nhưng nếu nó quay trở lại nền giá và chặt chẽ rồi break out thì sẽ quay lại mua nó trở lại.
107. Ông xử trí thế nào đối với các cổ phiếu lãi >20% chỉ trong 1 vài ngày hoặc vài tuần?
Thường sẽ bán ra 1 phần để hiện thưc hóa lợi nhuận, nhưng ko nên bán hết nó đi. Cũng đừng nên mua thêm thật nhiều vào vì nghĩ là cổ phiếu làm đổi đời cho nhà đầu tư mà nhận giá vốn cao và rất dễ thua lỗ khi cổ phiếu điều chỉnh mạnh.
108. Ông quản lí các giao dịch thành công ntn? Các loại tín hiệu bán ông sử dụng là gì?
Thường sẽ sử dụng mốc 8% so với giá vốn ban đầu, khi đã có lợi nhuận sẽ di chuyển lên điểm hòa vốn, sau đó là sử dụng các đường trung bình động để bán, khi cổ phiếu xuyên thủng ma21, hay ma50, ma200 thì sẽ phải bán đi để đảm bảo lợi nhuận và giá này phải cao hơn giá vốn ban đầu. Thường nếu cổ phiếu đang tăng mạnh thì nên có 1 khoản lãi gấp 2 lần rủi ro bạn chấp nhận mới nên bán chúng đi.
X. Kiểm soát tâm lý
109. Làm thế nào ông có thể duy trì tính kỷ luật và kiềm chế ham muốn giao dịch quá mức? Khi nào thì ông chỉ khoanh tay đứng nhìn?
Chúng ta phải tự kiểm soát việc này, để hệ thống chỉ báo và ta giao dịch theo chúng mà ko nên đưa cảm xúc vào để tránh mua bán quá đà. Khi thị trường biến động thất thường nên ngồi ngoài theo dõi quan sát mà ko nên vào mua bán quá mức, tập trung theo dõi chờ đợi cơ hội để quay lại.
110. Ông sẽ đưa ra lời khuyên gì để giúp các nhà giao dịch tránh được hội chứng “tê liệt do phân tích” và giúp anh ta hành động dứt khoát.
Khi đang căng thẳng ta nên giao dịch ở quy mô nhỏ để tránh các thua lỗ lớn, tạo ra 1 bộ công cụ đc cụ thể hóa, đáp ứng chúng ta sẽ mua hoặc bán chúng đi. Việc tê liệt này có thể đến do sự yêu thích quá mức 1 cổ phiếu nào đó và từ chối thực tế giá cổ phiếu đang diễn biến tiêu cực. Hãy xác định điểm tối đa ta có thể chịu đựng thua lỗ và tuân thủ nó khi thực hiện,
111. Ông làm cách nào để xây dựng tự tin thực hiện vị thế giao dịch lớn?
Cần phải bắt đầu với vị thế giao dịch nhỏ, sau đó qua thời gian thành công bạn mới có sự tự tin và nâng vị thế giao dịch lên cao dần. Ko nên bỏ qua việc này mà tham gia lớn ngay từ đầu. Khi càng có nhiều chuỗi thắng lợi bạn sẽ càng có sự tự tin cao hơn, nhưng nên cẩn thận kiểm soát nó để không đi quá mức và gặp thua lỗ lớn vì quá tự tin.
112. Ông làm gì khi gặp phải 1 chuỗi thua lỗ liên tiếp? ông sẽ thực hiện điều chỉnh gì cho hoạt động giao dịch của mình?
Khi gặp các chuỗi liên tiếp ntn, thường thị trường đang rất khó khăn và ta nên đứng ngoài. Nếu không sẽ phải liên tục điều chỉnh giao dịch quy mô nhỏ lại, giao dịch chậm hơn, điểm cắt lỗ gần hơn nữa.
113. Các ông sử dụng cùng 1 chiến lược trong nhiều năm, làm thế nào để tránh việc trôi dạt phong cách?
Bạn phải có sự cam kết với chiến lược đầu tư của mình, có thể thử nhiều chiến lược trước đó và tìm ra phong cách phù hợp với bản thân mình. Các mẫu hình giao dịch vẫn ko có nhiều thay đổi theo thời gian và chúng vẫn hiệu quả sau 30-40 năm qua.
114. Có khi nào ông không tuân thủ kỷ luật giao dịch không? Điều gì khiến ông đánh mất sự tập trung? Ông làm thế nào để quay trở lại quỹ đạo?
Cũng có đôi khi giao dịch không kỷ luật như để điểm cắt lỗ trôi đi, hay mua các cổ phiếu ko đủ tiêu chuẩn khi đang ở 1 chuỗi các thắng lợi liên tiếp làm ta tự tin quá mức và chủ quan.
Cũng có lúc thử các chiến lược mới xa rời chiến lược của bản thân. Nhưng qua thời gian chỉ có chiến lược momentum là phù hợp với bản thân nên họ trung thành với nó.
115. Liệu ông thích chỉ có 1 vài khoản lãi lớn trong khi có nhiều khoản lỗ nhỏ, hay là phải có nhiều khoản lãi để cho tâm lý bản thân được thoải mái?
Thường họ ưa thích các khoản lãi lớn ở trên 1 số cổ phiếu vì nó đủ bù cho các giao dịch lỗ nhỏ, các giao dịch thăm dò, các khoản cắt lỗ nhỏ khi bị lỗ. để có các khoản lãi nhỏ liên tục là tương đối khó khăn so với tập trung vào 1 vài khoản lãi lớn.
116. Làm thế nào ông phân biệt được khi nào chiến lược giao dịch của mình sai lầm và khi nào là không phù hợp với bối cảnh thị trường hiện tại?
Chiến lược gặp trục trặc là luôn xảy ra vì ko thể có 1 chiến lược đúng ở mọi thị trường. Nhưng quy luật cung – cầu sẽ vẫn đúng trên thị trường. Khi 1 loạt các cổ phiếu phá vỡ nền giá thất bại có nghĩa thị trường đang cực kỳ khó khăn ở chu kỳ giảm hoặc biến động cao, tốt nhất ta ko nên tham gia đầu tư nữa và chờ đợi khi thi trường tốt hơn hãy tham gia trở lại.
117. Mỗi người trong các vị đều trải qua thua lỗ trước khi rèn giũa được phương pháp giao dịch của mình và thu được lợi nhuận. làm thế nào để ông luôn duy trì tâm lý lạc quan hoặc có niềm tin mạnh mẽ rằng phương pháp giao dịch của ông rồi sẽ thành công, đặc biệt vào thời điểm ông không có điều kiện học hỏi từ người khác để biết phương pháp nào có thể đánh bại được thị trường?
Ban đầu mọi người đều gặp thất bại, phải thử nghiệm, học hỏi từ các sai lầm, mất 1 số năm để có thể bắt đầu thành công được. Có người nhờ theo học đc sư phụ tốt, có người nhờ đọc đc sách hướng dẫn tốt, có người kiểm nghiệm được từ thực tế để đúc rút ra đc phương pháp đầu tư của mình. Thành công và đi theo phương pháp mình thực hiện đã giúp họ đi tới thành công sau này.
118. Ông có thực hiện các phân tích hậu giao dịch không? Nếu có, xin ôn giải thích quá trình diễn ra ntn và ông áp dụng ra sao để cải thiện thành quả giao dịch.
Đây là công việc bắt buộc phải thực hiện, tìm hiểu sâu về nó sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm và giải thích tại sao bạn mua nó, note lại đc lúc đó có gì mà bạn mua nó. Nghiên cứu kỹ càng sau giao dịch cũng sẽ giúp cải thiện kết quả giao dịch nhiều như khi ta nghiên cứu về doanh nghiệp hay biểu đồ của cổ phiếu đó.
VI. Lời cuối
119. Những trở ngại lớn nhất ông phải vượt qua để trở thành 1 nhà giao dịch thành công là gì?
Những sai lầm lớn là khi ta vi phạm kỷ luật giao dịch với suy nghĩ chỉ 1 lần này thôi, khi ta sợ hãi bỏ lỡ cơ hội. Ta luôn có quyền ko giao dịch và để ko lỗ lớn khi đầu tư sẽ giúp ta sống sót và thành công trong lâu dài.
120. Ko nên sợ bỏ lỡ cơ hội mua các cổ phiếu đã quá xa điểm pivot, các giao dịch bị thúc giục để kiếm tiền vài buộc phải giao dịch để kiếm sống hàng ngày.
Điều gì giúp ông có được sự tiến bộ vượt bậc trong quá trình học hỏi: thử và sai, các cuốn sách giao dịch, 1 người thầy, hay 1 điều gì khác?
Mọi yếu tố trên đều đúng, nhưng ta cần tập trung phân tích kết quả trong quá khứ, rút ra các bài học để tránh các sai lầm đã gặp. Thực hiện thử và sai để tìm kiếm điều phù hợp với bản thân. Đọc 1 số cuốn sách tốt như làm giầu từ chứng khoán, và hồi ức của 1 thiên tài đầu tư chứng khoán là 2 cuốn nên đọc.
121. Ông nghĩ thế nào về tầm quan trọng của 1 người thầy để thành công trong đầu tư?
Gặp được người thầy giỏi là hướng dẫn bạn tận tình là điều tuyệt vời. Nhưng bạn chỉ nên học với những người đã chứng minh được sự thành công của họ trong đầu tư thay vì những người kiếm tiền từ nghề đi giảng dậy và ko kiếm đc tiền từ đầu tư thực tế.
122. Giây phút “aha” quan trọng nhất trong sự nghiệp giao dịch của ông là gì?
Đó là khi tìm ra đc mình sai lầm ở đâu trong đầu tư và có biện pháp để khắc phục nó, tạo ra đc 1 công cụ đầu tư đem lại lợi nhuận nhất quán và liên tục. Đó cũng là khi phát hiện ra tín hiệu đảo chiều của thị trường để luôn thoát ra được khi thị trường bắt đầu đảo chiều đi xuống, hay khi tìm ra được 1 ý tưởng đầ tư tuyệt vời và triển khai nó và đem lại hiệu quả cao.
123. 5 quy tắc giao dịch hàng đầu của bạn là gì?
Minervini:
- Đầu tiên luôn nghĩ tới rủi ro. Luôn giao dịch với lệnh dừng lỗ và biết được bạn tại mức giá nào bạn cần phải cắt lỗ trước khi quyết định mau vào
- Giữ cho các khoản lỗ nằm ở mức nhỏ và bảo vệ điểm hòa vốn khi bạn có được 1 khoản lãi vừa phải
- Đừng bao giờ chấp nhận rủi ro cao hơn mức lãi kỳ vọng
- Đừng bao giờ bình quân giá xuống
- Biết được năng lực giao dịch thực sự của bản thân, hãy nghiên cứu thành tích giao dịch của mình thường xuyên
Ryan:
- Cắt lỗ và giữ chúng ở mức nhỏ
- Kỷ luật cao độ
- Giao dịch nhỏ hơn sau 1 chuỗi thua lỗ liên tiếp
- Đừng bao giờ để khoản lãi biến thành lỗ
- Bán cổ phiếu yếu, dồn tiền cho cổ phiếu mạnh
Zanger:
- Đừng bao giờ để cho 1 khoản lãi biến thành 1 khoản lỗ
- Không bao giờ mua rượt đuổi 1 cổ phiếu đã tăng giá nhiều hơn 3%-5% so với điểm pivot
- Tránh giao dịch hợp đồng quyền chọn
- Giảm quy mô vị thế giao dịch sau khi cổ phiếu đã tăng giá mạnh
- Nắm giữ chặt các cổ phiếu mạnh và tránh xa các cổ phiếu bị thị trường lãng quên
Ritchie II:
- Luôn giao dịch theo kế hoạch, đặc biệt phải đánh giá rủi roc ho mọi tình huống đối với từng mã cổ phiếu cũng như toàn bộ danh mục
- Luôn giảm quy mô vị thế giao dịch sau khi gặp phải 1 cú lỗ lớn hoặc giai đoạn thua lỗ
- Tập trung vốn vào các chiến lược đang hoạt động tốt và giảm vốn ở những chiến lược không hiệu quả
- Kiểm soát cảm xúc kỹ lưỡng như khi bảo vệ đồng vốn. Luôn thể hiện phong độ tốt nhất mỗi ngày.
124. Tại sao các nhà đầu tư trung bình không thể đạt được thành tích giao dịch siêu hạng?
Thường các nhà đầu tư trung bình là người đang có công việc khác, họ bận bịu việc khác và ko thật sự có sự tập trung và kỷ luật cho hoạt động đầu tư.
Vì vậy, họ ko có tiêu chuẩn đầu tư đúng, ko chịu cắt lỗ nhanh cổ phiếu nếu sai, mua thêm bình quân giá xuống, không bảo vệ lợi nhuận khi đã có lợi nhuận, không theo dõi nhật ký giao dịch, không trung thành với phương pháp đầu tư của bản thân và hay phá vỡ kỷ luật để làm các ngoại lệ.
125. Ông có lời khuyên nào dành cho các nhà đầu tư mới?
Nên học hỏi từ những người mà bạn mong ước được như họ (phương pháp NLP), và kiên trì thực hiện mục tiêu đó đến cùng. Đọc các tài liệu về đầu tư, các cuốn sách về đầu tư, xây dựng phương pháp đầu tư phù hợp với bản thân mình.
CUỐN SÁCH NÀY MANG TỚI LỢI ÍCH GÌ?
Các bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng bao gồm: Mark Minervini, David Ryan, Dan Zanger và Mark Ritchie II sẽ trả lời 130 câu hỏi thường gặp trong giao dịch thực tế, do chính những nhà giao dịch kinh nghiệm gửi đến khi gặp phải những thách thức trên thị trường chứng khoán.
Bằng cách so sánh và quan sát sự tương phản trong các câu trả lời cho mọi chủ đề được bao phủ từ áp dụng phân tích cơ bản cho đến các nguyên lý chính trong việc tìm kiếm các siêu cổ phiếu, bạn đọc sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu.
Bất kể bạn là một nhà giao dịch mới toanh, chân ướt chân ráo bước vào thị trường hay đã là một nhà giao dịch chuyên nghiệp, cuốn sách Bậc Thầy Đầu Tư Theo Đà Tăng Trưởng sẽ mang lại những góc nhìn sâu sắc giúp bạn trở thành nhà đầu tư thành công hơn nữa. Những kiến thức quý giá sẽ biến những phân tích thành tiền bạc.
NHỮNG BẬC THẦY ĐẦU TƯ THEO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG SẼ DẠY BẠN:
- Cách đọc đồ thị chính xác.
- Chọn thời điểm mua hợp lý.
- Bảo vệ lợi nhuận.
- Xác định quy mô giao dịch hợp lý.
- Thiết lập các mức dừng lỗ.
- Phân tích các yếu tố cơ bản (FA).
- Tiến hành phân tích hậu giao dịch để rút ra bài học kinh nghiệm.
- Xây dựng thói quen lập kế hoạch giao dịch hằng ngày.
- Rèn luyện cách kiểm soát tâm lý.
- Cải thiện thành tích giao dịch.
- Tránh những sai lầm đáng tiếc.
NHÓM TÁC GIẢ – HAY CÁC BẬC THẦY GIAO DỊCH THEO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG LÀ AI?
Mark Minervini đã đạt tỷ suất sinh lợi lên đến 36,000% – tương ứng tỷ suất sinh lợi trung bình hàng năm là 220% – với chỉ duy nhất một quý thua lỗ trong vòng 6 năm. Mark giành ngôi vị quán quân trong cuộc thi Nhà Vô Địch Đầu Tư Hoa Kỳ với tỷ suất sinh lợi 155%.
Mark được ca ngợi trong cuốn sách của Jack Schwager mang tên: Phù Thủy Chứng Khoán: Cuộc Phỏng Vấn Với Các Nhà Giao Dịch Hàng Đầu Nước Mỹ. Mark cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy: Giao Dịch Như Một Phù Thuỷ Chứng Khoán – Làm Thế Nào Để Trở Thành Nhà Giao Dịch Chứng Khoán Siêu Hạng Trong Mọi Thị Trường.
David Ryan là đệ tử chân truyền của huyền thoại đầu tư William O’Neil, và nguyên là nhà quản lý tiền tại William O’Neil & Co. David đã giành giải quán quân cuộc thi Nhà Vô Địch Đầu Tư Hoa Kỳ trong ba năm liên tiếp với tỷ suất sinh lợi mỗi năm ở mức ba con số – tương ứng tổng tỷ suất sinh lợi đạt 1,370%. David cũng được ca ngợi trong cuốn sách của Jack Schwager mang tên: Phù Thủy Chứng Khoán: Cuộc Phỏng Vấn Với Các Nhà Giao Dịch Hàng Đầu Nước Mỹ.
Dan Zanger đã biến 10,775 đôla thành 18 triệu đôla chỉ trong 18 tháng vào những năm cuối của thập niên 1990. Trong 2 năm kế tiếp, tài khoản của Dan đã nhảy vọt lên thành 42 triệu đôla. Vào tháng 12 năm 2000, Tạp chí Fortune bình luận về phong cách giao dịch kết hợp rất nhiều máy tính đặt trong phòng của Dan như là “một tay chơi nhạc rock với dàn synthesizer xung quanh”.
Mark Ritchie II là con trai của nhà đầu tư nổi tiếng Mark Ritchie (tác giả của các cuốn sách nổi tiếng như Market Wizards, God in the Pits, và My Trading Bible). Mặc dù mới bước chân vào thế giới đầu tư nhưng Ritchie II xứng đáng là một ngôi sao đứng trong đội hình Các Bậc Thầy Giao Dịch Theo Đà Tăng Trưởng.
Anh đã đạt được tỷ suất sinh lợi 100% trong chưa đầy sáu tháng, giành chiến thắng trong “Thử Thách Tỷ Suất Sinh Lợi Ba Con Số” của Mark Minervini. Kể từ đó, tài khoản Ritchie tăng tới 540% (chỉ riêng năm 2014, tài khoản của anh tăng 110%).
Nếu bạn chưa từng đầu tư chứng khoán, hoặc đang đầu tư bên Công ty khác, hãy MỞ NGAY tài khoản bên VPS nhé, bởi VPS đang có rất nhiều ưu đãi như:
- Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến eKYC 24/7, KHÔNG cần đến văn phòng
- MIỄN PHÍ giao dịch chứng khoán cơ sở 6 tháng đầu tiên
- MIỄN PHÍ giao dịch chứng khoán phái sinh 3 tháng đầu tiên
- Chứng khoán phái sinh được vay margin, tỷ lệ 1:5,25 (trên thị trường đa số các nơi khác không cho vay margin chứng khoán phái sinh)
- Sản phẩm đầu tư đa dạng
- Hệ thống giao dịch hiện đại, an toàn, bảo mật
- Chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm. Công ty livestream đào tạo hàng ngày MIỄN PHÍ từ cơ bản đến nâng cao cho Nhà đầu tư
- Gói vay ưu đãi (margin) chứng khoán cơ sở chỉ từ 6,8%/năm (rẻ nhất thị trường, trung bình các nơi khác lãi suất từ 14%/năm trở lên)