4-loai-hop-dong-chung-khoan-phai-sinh

Ví dụ về 4 loại hợp đồng chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh tại Việt Nam mới chỉ được giao dịch Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và trái phiếu Chính phủ, nhưng thực tế trên thế giới, chứng khoán phái sinh có 4 loại hợp đồng. Hãy cùng Chứng khoán Phát Lộc tìm hiểu ví dụ về 4 loại hợp đồng chứng khoán phái sinh

3 loại hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn được dùng để mua hoặc bán 1 tài sản nào đó vào 1 ngày cụ thể trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận trước.

Tài sản cơ sở trong hợp đồng kỳ hạn có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào như kim loại, nông sản, cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ …

Hợp đồng kỳ hạn – Forward contract

Hợp đồng kỳ hạn có giá trị pháp lý ràng buộc giữa 2 bên mua và bán

Đến kỳ hạn thực hiện (ngày đáo hạn hợp đồng):

  1. Người có hợp đồng mua có quyền và nghĩa vụ phải mua
  2. Người có hợp đồng bán có quyền và nghĩa vụ phải bán.

Ví dụ:

Ngày 1/5/2023 bên A mua từ bên B một hợp đồng quyền chọn mua 50 tấn ngô với giá 20.000 VND/kg, thời hạn 6 tháng.

Lúc này 2 người tự giao dịch riêng với nhau

Như vậy các yếu tố tạo nên hợp đồng quyền chọn này bao gồm:

  • Bên A là người mua quyền chọn, bên B là người bán quyền chọn
  • Tài sản cơ sở là ngô
  • Giá thực hiện là 20.000 VND/kg
  • Ngày đáo hạn là 1/11/2023
  • Phí giao dịch 2 bên tự thỏa thuận

Đến ngày đáo hạn 1/11/2023, bên A bắt buộc phải mua 50 tấn ngô đó, bên B bắt buộc phải bán 50 tấn ngô đó với mức giá 20.000đ bất kể lúc đó giá ngô trên thị trường là bao nhiêu

Tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn có những hạn chế nhất định. Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận riêng rẽ giữa bên mua và bên bán nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân của 2 bên. Bởi vậy, hợp đồng này khó bán lại cho bên thứ ba do khó tìm được bên thứ ba có cùng nhu cầu như bên mua hoặc bên bán.

Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa 2 bên, không được chuẩn hóa nên chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC). Để hạn chế nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, người ta đã phát triển một sản phẩm chuẩn hóa, có thể dễ dàng giao dịch là hợp đồng tương lai.

Hợp đồng tương lai – Future contract

Hợp đồng tuơng lai (HĐTL) là 1 dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung

HĐTL là 1 thỏa thuận giữa 2 bên tham gia mua và bán tài sản, có giá trị pháp lý ràng buộc tại 1 thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày giao dịch.

Đến kỳ hạn thực hiện (ngày đáo hạn hợp đồng):

  1. Người có hợp đồng mua có quyền và nghĩa vụ phải mua
  2. Người có hợp đồng bán có quyền và nghĩa vụ phải bán.

Nhưng trước ngày đáo hạn hợp đồng, 1 trong 2 bên nếu không có khả năng thực hiện hợp đồng, có thể chuyển vị thế mua hoặc bán của mình cho người thứ 3. Nếu có người thứ 3 đồng ý nhận vị thế, bạn sẽ chốt được luôn lãi lỗ tại thời điểm đó. Còn nếu không có người thứ 3 đồng ý nhận vị thế, bạn phải tiếp tục giữ vị thế của mình

Ví dụ 1: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index, được đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh, giao dịch dưới sự điều hành của Sở giao dịch chứng khoán

Ví dụ 2:

Ngày 1/5/2023 bên A mua từ bên B một hợp đồng quyền chọn mua 50 tấn ngô với giá 20.000 VND/kg, thời hạn 6 tháng.

Nhưng lúc này 2 người giao dịch với nhau tại 1 thị trường tập trung quy định (ví dụ chợ, 1 cơ quan quản lý nào đó …)

Như vậy các yếu tố tạo nên hợp đồng quyền chọn này bao gồm:

  • Bên A là người mua quyền chọn, bên B là người bán quyền chọn
  • Tài sản cơ sở là ngô
  • Giá thực hiện là 20.000 VND/kg
  • Ngày đáo hạn là 1/11/2023
  • Phí giao dịch do thị trường tập trung quy định

Đến ngày đáo hạn 1/11/2023, bên A bắt buộc phải mua 50 tấn ngô đó, bên B có 2 lựa chọn

  1. Bắt buộc phải bán 50 tấn ngô đó với mức giá 20.000đ/kg bất kể lúc đó giá ngô trên thị trường là bao nhiêu
  2. Không bán ngô cho bên A, lúc đó ví dụ giá ngô trên thị trường là 35.000 đ/kg. Bên B phải trả cho bên A tiền chênh lệch là 15.000 đ/kg cho hợp đồng 50 tấn. Cụ thể 15000*50000 = 750.000.000 đ

Ngoài ra do giao dịch trên thị trường tập trung, có nhiều người mua và người bán, nên người B có thể chuyển hợp đồng cho 1 bên khác nếu có họ đồng ý tiếp nhận

Giả sử ngày 1/9/2023, giá ngô đang là 30.000 đ/kg, dự kiến đến 1/11/2023, giá ngô tăng lên 50.000 đ/kg, người B nhận thấy nếu bán cho người A với giá 20.000 VND/kg, họ sẽ bị lỗ quá nặng, nên người B không thể bán với mức giá này

Bởi vậy ngày 1/9/2023, người B chuyển hợp đồng này cho người C với mức giá 30.000đ/kg

Nếu đến 1/11/2023, giá ngô trên thị trường thấp hơn mức giá 30.000đ/kg, người C có lãi, và ngược lại giá ngô trên thị trường cao hơn 30.000đ/kg, người C lỗ

Cả phía mua lẫn bán, khi giao dịch xong đều phải trả 1 khoản phí cho người quản lý thị trường tập trung

Hợp đồng tương lai ưu việt hơn Hợp đồng tùy chọn ở điểm có nhiều người cùng giao dịch 1 loại hợp đồng, sản phẩm, nên có thể chuyển vị thế của mình cho người khác trước ngày đáo hạn hợp đồng

Hợp đồng quyền chọn – Option Contract

Hợp đồng quyền chọn (HĐQC) là một công cụ tài chính cho phép người mua có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hay bán 1 tài sản cơ sở với mức giá đã được ấn định vào trước hoặc đúng ngày đã được xác định trong tương lai

Đến kỳ hạn thực hiện (ngày đáo hạn hợp đồng):

  1. Người có hợp đồng mua có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải mua (Có thể mua hoặc không)
  2. Người có hợp đồng bán có quyền và nghĩa vụ phải bán (Bắt buộc phải bán)

Hợp đồng quyền chọn có thể thực hiện theo 2 kiểu

  1. Hợp đồng kiểu Mỹ: người mua hợp đồng quyền chọn có quyền thực hiện HĐ vào bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn.
  2. Hợp đồng kiểu châu Âu: người mua hợp đồng quyền chọn chỉ được thực hiện HĐ vào thời điểm HĐ hết hạn.

Ví dụ:

Ngày 1/5/2023 bên A mua từ bên B một hợp đồng quyền chọn mua 50 tấn ngô với giá 20.000 VND/kg, thời hạn 6 tháng. Như vậy các yếu tố tạo nên hợp đồng quyền chọn này bao gồm:

  • Bên A là người mua quyền chọn, bên B là người bán quyền chọn
  • Tài sản cơ sở là ngô
  • Giá thực hiện là 20.000 VND/kg
  • Ngày đáo hạn là 1/11/2023
  • Phí giao dịch 2 bên tự thỏa thuận

Đến ngày đáo hạn 1/11/2023, bên A có quyền mua hoặc không mua 50 tấn ngô đó (tùy theo có lợi hay không). Nếu bên A thực hiện quyền mua thì bên B có nghĩa vụ phải bán 50 tấn ngô với mức giá 20.000đ bất kể lúc đó giá ngô trên thị trường là bao nhiêu

Dù thực hiện hay hủy hợp đồng, người mua vẫn phải trả 1 khoản phí nhất định gọi là phí mua quyền cho người bán.

Hợp đồng hoán đổi – SWAP contract

Hợp đồng hoán đổi (SWAP contract) là dạng thỏa thuận giữa 2 bên về việc thanh toán định kỳ hoặc trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo phương thức và thời gian xác định.

Hợp đồng hoán đổi có hiệu lực từ ngày khởi đầu (ngày định giá) đến ngày kết thúc (ngày đáo hạn).

Mục đích của việc lập ra hợp đồng hoán đổi là dùng để phòng ngừa rủi ro tài chính (rủi ro lãi suất, giá cổ phiếu, tỷ giá …) nhằm hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước hoặc mục đích đầu cơ.

Hợp đồng hoán đổi có 5 loại chính: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, hoán đổi tín dụng, hoán đổi hàng hóa, hoán đổi chứng khoán vốn

Ví dụ:

Công ty FPT có trụ sở ở Việt Nam cần đồng USD và công ty Apple có trụ sở ở Mỹ cần đồng VND. 2 công ty này tiến hành trao đổi tiền tệ bằng cách họ thỏa thuận một số tiền, mức lãi suất và ngày đáo hạn hợp đồng

Nếu bạn chưa từng đầu tư chứng khoán, hoặc đang đầu tư bên Công ty khác, hãy MỞ NGAY tài khoản bên VPS nhé, bởi VPS đang có rất nhiều ưu đãi như:

  1. Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến eKYC 24/7, KHÔNG cần đến văn phòng
  2. MIỄN PHÍ giao dịch chứng khoán cơ sở 6 tháng đầu tiên
  3. MIỄN PHÍ giao dịch chứng khoán phái sinh 3 tháng đầu tiên
  4. Chứng khoán phái sinh được vay margin, tỷ lệ 1:5,25 (trên thị trường đa số các nơi khác không cho vay margin chứng khoán phái sinh)
  5. Sản phẩm đầu tư đa dạng
  6. Hệ thống giao dịch hiện đại, an toàn, bảo mật
  7. Chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm. Công ty livestream đào tạo hàng ngày MIỄN PHÍ từ cơ bản đến nâng cao cho Nhà đầu tư
  8. Gói vay ưu đãi (margin) chứng khoán cơ sở chỉ từ 6,8%/năm (rẻ nhất thị trường, trung bình các nơi khác lãi suất từ 14%/năm trở lên)

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

Nội dung từ các bài viết, video của Chứng khoán Phát Lộc mang tính chất chia sẻ cá nhân.

Mr. Phát Lộc mong quan điểm của bản thân mình sẽ đóng góp thêm nhiều góc nhìn về chủ đề bạn quan tâm, tuy nhiên điều đó có thể đúng hoặc sai với thị trường.

Bạn luôn luôn CẦN thẩm định và kiểm tra lại độ chính xác của thông tin trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào của bản thân

Mr. Phát Lộc không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót gì trong quá trình đầu tư của bạn

Như vậy, trên đây Chứng khoán Phát Lộc đã tổng hợp 4 loại hợp đồng chứng khoán phái sinh cùng ví dụ đi kèm, rất mong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khi đầu tư chứng khoán nói chung và chứng khoán phái sinh tại VPS nói riêng

Bình luận

error: Không copy !!